Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS)


Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một server vật lý thành nhiều server riêng. Mỗi server là một hệ thống hoàn toàn biệt lập, chạy hệ điều hành riêng có toàn quyền quản lý và khởi động lại hệ thống.

Máy chủ ảo VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có server riêng có thể quản trị từ xa, có thể cài đặt phần mềm theo nhu cầu mà không bị hạn chế, có thể xây dựng server web, email, backup dữ liệu hoặc dùng để truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh một cách dễ dàng, nhanh chóng, bảo mật.

Dựa vào Máy chủ này, Quý khách có thể tự quản trị từ xa và cài đặt các phần mềm theo nhu cầu mà không bị giới hạn số lượng người dùng. Quý khách có thể vận dụng dịch vụ VPS SERVER dể xây dựng Dịch vụ máy chủ cho mình hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server … dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách dễ dàng, chóng vánh và thuận lợi.


Thue may chu ao vps là một trong những giải pháp công nghệ máy chủ được đánh giá cao ở tính dùng hiệu quả và nâng giá trị dùng tài nguyên của máy chủ lên hơn 60-80% so với mức trung bình của một máy chủ hoạt động độc lập.

Công nghệ ảo hóa phần cứng

Phần cứng ảo hóa sẽ đảm bảo sự độc lập về chia sẻ tài nguyên và tính tương thích cao nhất, điều này có tức là máy ảo Thuê máy chủ ảo vps của bạn sẽ nhận biết chính xác cấu hình phần cứng và dùng nó một cách tối ưu nhất.

Hệ điều hành riêng

Đây là ưu điểm mà công nghệ ảo hóa mềm (ảo hóa hệ điều hành) không thể làm được. Bạn có thể yêu cầu cài đặt Linux CentOS, Ubuntu, Fedora, Windows XP đến Windows Server 2008 hay bất kỳ hệ điều hành nào được tương trợ công khai

Kiến thức về Điện toán đám mây và Máy chủ ảo VPS

VPS và điện toán đám mây là hai khái niệm phổ biến trong vài năm trở lại đây, thực chất VPS là gì? điện toán đám mây là gì? Xin chia sẻ cùng các bạn qua bài viết dưới đây  


1. VPS là gì? 
- Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào   VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Sharehost sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. 
Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật…Có nhiều phần mềm ảo hóa để tạo VPS, như: Vmware, Hyper-v, Virtuozzo, openVZ… nếu sử dụng ảo hóa có bản quyền thì sẽ có tool quản lý giúp người dùng cuối quản lý VPS dễ dàng. 
- Tại sao phải sử dụng VPS? Do nhu cầu sử dụng dịch vụ mà các gói hosting không đáp ứng được thì lúc đó sử dụng VPS (nhưng nếu yêu cầu cao hơn thì bắt buộc sử dụng server). Chất lượng VPS phụ thuộc vào nhiều yếu tố: server vật lý, datacenter( đường truyền), phần mềm ảo hóa….Trong khi trên 1 server chạy Sharehost thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10, do vây, VPS có hiệu năng cao hơn Sharehost rất nhiều lần.  Trên 1 server chạy Sharehost có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công DDOS, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng 


2. Điện toán đám mây là gì?   
Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

Máy chủ ảo (VPS) có đặc điểm gì ?


1. Máy chủ ảo là gì?

– Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS) là một cách phân chia tài nguyên từ một máy chủ vật lý chia nhỏ ra thành các máy chủ ảo ( vps ), máy chủ ảo có hiệu năng cao hơn rất nhiều lần so với share hosting vì trên mỗi server có thể chia ra được rất ít máy chủ ảo.

– Trên mỗi máy chủ ảo khách hàng có toàn quyền quản lý, cso thể  cài các ứng dụng mà họ thích, có thể khởi động lại hoặc tắt bất cứ lúc nào tùy theo nhu cầu, nên có thể tránh được việc hack local.

– Trên một server share hosting, nếu một hosting nào đó bị tấn công ddos hoặc botnet quá mạnh thì các gói hosting khác trên cùng server đó đều phải chiệu ảnh hưởng chung với gói hosting đó. Nhưng với vps, khi một gói vps nào đó bị tấn công thì các gói khác vẫn không bị ảnh hưởng gì.

– Vps đáp ứng nhu cầu sử dụng của các công ty, tổ chức vừa và nhỏ hoặc các trang web nặng cần sử dụng hosting với cấu hình tương đối mạnh, vps giá rẻ lại đáp ứng được các nhu cầu này.

2. Đặc điểm về thông số máy chủ ảo - VPS ?

– Hoạt động độc lập và không liên quan gì đến các gói vps khác, được cung cấp một cpu thật, ram thật, hdd thật nên các bạn có thể sử dụng một cách linh hoạt và thoải mái.

– So với server riêng vps giá rẻ hơn nhiều.

– Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập Web bằng trình duyệt Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao…

– Trong trường hợp vps hết tài nguyên hoặc bạn muốn nâng cấp tài nguyên thì cso thể dễ dàng nâng cấp mà không cần phải khởi động lại hệ thống.

– Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút.

Bản ghi DNS của tên miền


1. A viết tắt của từ Address Record: là một record căn bản và quan trọng nhằm ánh xạ, diễn dịch một domain thành địa chỉ IP. Ví dụ: ánh xạ thuvien-it.org thành 210.211.118.119

2. CNAME (Canonical Name): thông thường thì máy tính trên internet có nhiều dịch vụ như Web Server, FTP Server, Chat Server v.v.. Để lọc hay nói nôm na là kiểm soát, CNAME Record đã được sử dụng.

Ví dụ: khi bạn gõ www.thuvien-it.org thì trang web sẽ chuyển bạn đến thuvien-it.org và ngược lại sử dụng CNAME kết hợp A Record

thuvien-it.org. IN CNAME www.thuvien-it.org.
www.thuvien-it.org. IN A 210.211.118.119

Lợi ích khi dùng CNAME: ví dụ bạn cần thay đổi server cho domain bao gồm website, mail, tên miền con…bạn chỉ cần thay đổi A record là được. Đến đây mới thấy, nếu dịch vụ web và mail của bạn trên 2 server với IP khác nhau thì tất nhiên bạn sẽ phải dùng đến A record.

3. MX (Mail Exchange): dùng để xác định Mail Server cho một domain. Ví dụ khi bạn gởi email tớiwebmaster@thuvien-it.org, mail server sẽ xem xét MX Record thuvien-it.org xem nó được điểu khiển chính xác bởi mail server nào (mail.thuvien-it.org chẳng hạn) rồi tiếp đến sẽ xem A Record để chuyển tới IP đích.

Qua đây có thể thấy thêm: nếu không có MX record bạn sẽ không NHẬN được mail nhưng vẫn có thể GỬI mail được. Tuy nhiên, ngày nay vì tình trạng spam quá nhiều, nếu không có mx record thì các server khác có thể sẽ đưa email của bạn vào spam hoặc chặn email của bạn. Điều đó còn tùy thuộc vào người quản trị, cấu hình server email mà bạn muốn gửi đến.

3 Record trên là cơ bản rồi, ngoài ra còn nhiều loại record khác như: txt, spf. Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_DNS_record_types. Tất cả những bản ghi này được lưu trữ trên DNS server nhé các bạn.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Đánh giá Hosting giá rẻ

 Hôm nay mình chia sẻ một số kinh nghiệm khi dùng các dịch vụ host giá rẻ, mà thực ra host giá rẻ cũng không phải là dịch vụ xấu mà do nhà cung cấp là chủ yếu họ làm cho phù hợp với túi tiền người dùng, nhưng thường thì dịch vụ rẻ thì không được chăm sóc chu đáo “tiền nào của nấy mà”.



Hiện nay trên thị trường đang tồn tại rất nhiều nhà cung cấp hosting giá cực rẻ kèm theo đó bảo mật kém, nhân viên hỗ trợ kỷ thuật lại càng kém. vì lợi nhuận họ thua lại từ bạn thuê quá rẻ, một phần thì để thu hút khách hàng họ làm thêm gói giá rẻ để được biết đến nhiều hơn. Nói đúng hơn chạy theo lợi nhuận chứ không phải theo chất lượng dịch vụ.

Các bạn phải nên hiểu rằng thời buổi này quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu trên mạng là điều không thể thiếu trên mạng, đa sô trước khi mua một cái gì đấy họ sẽ tìm kiếm thông tin trước khi quyết định mua. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng cái internet đang phát triển này để làm cho mình một website chạy nhanh và tốt để phục vụ nhu cầu người dùng.

Một website có tốc độ nhanh là phụ thuộc vào tốc độ host và code website, nhưng đa số là phụ thuộc vào máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Nếu một website mà load chậm thì các bạn sẽ bị mất khách, tỉ lệ return lại web của bạn là rất thấp và sẽ bị google loại bỏ kết quả tìm kiếm cho dù nội dung website bạn có tốt tới mấy.

Ưu điểm
– Phù hợp với những ai phát triển web tạm thời (không có ý định lâu dài)

– Với giá đó sẽ phù hợp với các học sinh – sinh viên để tập làm website

Nhược điểm
– Chạy sẽ chậm

– Bảo mật không tốt dễ bị tấn công website của bạn

– Băng thông nhanh hết.

– Dịch vụ support không được tốt.

Vậy khi lựa chọn nhà cung cấp host giá rẻ các bạn nên cẩn thận kẻo “tiền mất tật mang“. Trước đây mình từng là người đã trải qua nhiều nhà dịch vụ cung cấp hosting và cũng ham rẻ và mình đã nhận lại kết quả của nó là website chạy không được ổn định và bị lỗi website thường xuyên do nhà cung cấp host giá rẻ không hỗ trợ cho website tối đa.

Kết Luận
Bài này mình chỉ nói ra ý kiến của mình để mọi người tham khảo. Những điều nói trên là mình đã từng trải qua vì thế muốn mọi người không mắc phải cái giá rẻ mà làm hỏng cái ý tưởng to lớn.

Nếu bạn là người muốn đầu tư cho website của mình thì hãy nên mua chọn một gói hosting lưu trữ tốt đặc biệt là chọn nhà cung cấp có uy tín lớn và chất lượng tốt. và các bạn phải chú ý kiểm tra tốc độ load của máy chủ mà nhà cung cấp ấy bạn muốn mua.

Hosting Việt Nam có ưu điểm gì ?


ƯU ĐIỂM CỦA HOSTING VIỆT NAM

Tốc độ truy cập từ Việt Nam: Nếu website bạn sắp triển khai nhắm đến đối tượng phục vụ ở Việt Nam thì không nên thuê một hosting xa tít tắp ở tận trời Tây. Điều này sẽ hạn chế tốc độ truy cập từ Việt Nam đến máy chủ đặt ở nước ngoài. Đừng quên tốc độ là một yếu tố quan trọng với Google để đưa ra kết quả tìm kiếm.

Hỗ trợ bằng tiếng Việt: Nếu bạn chọn lựa một nhà cung cấp nước ngoài – thông thường là  Mỹ – hãy đảm bảo kỹ năng tiếng Anh của bạn thật tốt. Bạn cần đủ vốn tiếng Anh để đọc hiểu về các sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp. Quan trọng nhất là phải đọc và hiểu rõ các điều khoản sử dụng và có thể trao đổi với hỗ trợ kỹ thuật qua live chat hoặc email khi cần thiết. Với hosting tại Việt Nam, mọi sự hỗ trợ đều bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình – tiếng Việt. Thậm chí, bạn có thể nhấc điện thoại để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Phương thức thanh toán đa dạng: Nếu bạn không có thẻ tín dụng hoặc một số tài khoản thanh toán trên mạng như PayPal, AlertPay, NetTeller,… bạn không thể thuê hosting nước ngoài. Giải pháp nhờ bạn bè hoặc người thân có thẻ tín dụng mua giùm cũng trở nên khó khăn khi một số nhà cung cấp yêu cầu bạn scan thẻ gửi cho họ để hoàn tất đơn hàng. Ricky đã gặp phải trường hợp như vậy khi mua host từ Gator cho một người bạn. Thay vào đó, làm viêc với một nhà cung cấp hosting ởViệt Nam bạn có thể chọn lựa hình thức thanh toán thuận tiện với mình nhất: thanh toán trực tiếp, thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng, chuyển tiền qua bưu điện hoặc thông dụng nhất hiện nay là thanh toán qua thẻ ATM.

Quyền lợi của bạn được bảo vệ bởi luật pháp Việt Nam: Một ưu điểm quan trọng mà dường như nhiều người đã quên mất nó. Khi bạn ký hợp đồng với một nhà cung cấp hosting Việt Nam thì mặc nhiên quyền lợi của bạn đã được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Điều này rất thuận tiện cho bạn khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến tên miền, hosting, dữ liệu,… hoặc vi phạm hợp đồng. Nếu sử dụng hosting ở nước ngoài, đặc quyền này của bạn dường như bị tước bỏ do rào cản về pháp lý, ngôn ngữ, khoảng cách địa lý.

Tài sản của bạn được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam: Đây cũng là một điều đáng quan tâm. Khi hosting đặt tại Việt Nam bị thâm nhập hoặc phá hoại (DDos) bạn hoàn toàn có thể liên hệ với cơ quan công an để điều tra, ngăn chặn vì lúc này tài sản (dù ảo) của bạn đang có dấu hiệu bị xâm phạm bất hợp pháp. Kẻ xấu sẽ phải chùn tay.

Tìm thông tin chủ sở hữu tên miền (Domain)

Bạn là người mới bước chân vào kinh doanh?
Bạn đang chọn được một thương hiệu rất hay và ý nghĩa?
Bạn đang muốn tìm kiếm một tên miền phù hợp với thương hiệu của bạn ?
Vậy bạn nghĩ sao nếu thương hiệu của bạn đã bị người khác đăng ký tên miền mất rồi?
Lúc đó bạn mới loay hoay đi tìm người chủ sở hữu tên miền đó để tìm cách mua lại. Vậy làm sao để tìm chủ sở hữu tên miền đó một cách nhanh nhất. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ với các bạn các cách để truy vấn được thông tin người sở hữu tên miền một cách nhanh nhất.


1. Tìm thông tin liên hệ trên website

Cách đơn giản nhất để liên hệ với chủ sở hữu tên miền là truy cập vào chính tên miền đó. Nếu tên miền đó có website đang hoạt động và có thông tin liên hệ thì thật là may mắn cho bạn.

2. Kiểm tra thông tin chủ sở hữu tên miền qua các site chuyên về Whois:


Thông thường các dữ liệu thông tin chủ sở hữu của tên miền là thông tin công khai và cho phép bạn có thể tìm kiếm. Onehost thường hay dùng dịch vụ tra cứu thông tin chủ sở hữu tên miền miễn phí tại trang web: whois.domaintools.com.
Nếu như dữ liệu tên miền được thiết lập ở chế độ riêng tư, bạn cũng có thể gửi thư điện tử ở phần liên hệ quản trị (administrative contact email). Phần lớn các dịch vụ thiết lập tên miền ở chế độ riêng tư sẽ tự động chuyển hướng thư điện tử đến tài khoản của chủ sở hữu tên miền. Một số khác thì yêu cầu bạn phải đến truy cập website cung cấp dịch vụ đặt tên miền ở chế độ riêng tư để liên hệ với chủ sở hữu. Ở bước này đa phần e-mail gửi đi đều được phản hồi từ chủ sở hữu.

3. Sử dụng bộ máy tìm kiếm:

Sử dụng máy tìm kiếm như Google.com/Bing.com… thông thường sẽ giúp ích trong việc tìm thông tin người sở hữu tên miền. Bạn có thể tìm kiếm với các từ khóa lấy từ thông tin tên miền như: số điện thoại, email, tên hoặc địa chỉ, rồi từ đó dò ra thông tin liên hệ của họ.

4. Nhờ chuyên gia đầu cơ tên miền/ tư vấn tên miền giúp đỡ:

Với một chi phí vừa phải tùy theo độ “nóng” của tên miền mà bạn định mua lại, bạn có thể liên hệ với các nhà đăng ký tên miền hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn tên miền của Onehost để các chuyên gia sẽ giúp bạn tìm thông tin về chủ sở hữu tên miền. Các nhà đầu tư tên miền rất giỏi trong việc tìm kiếm thông tin chủ sở hữu tên miền và có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin này miễn phí hoặc với một chi phí thấp.

Lưu ý:


Nhiều chủ sở hữu tên miền không muốn tiết lộ thông tin cá nhân của mình vì nhiều lí do khác nhau và điều này hoàn toàn hợp pháp khi họ sử dụng các dịch vụ che dấu thông tin tên miền. Ngay cả khi bạn đã gửi thư cho người chủ sở hữu, họ không có nghĩa vụ phải trả lời e-mail cho bạn, nếu họ không thấy cần thiết.
Có rất nhiều trường hợp chủ sở hữu không trả lời email của bạn cho dù bạn đề nghị mua lại tên miền và bạn biết rằng tên miền có thể được chủ sở hữu bán. Nếu điều này xảy ra phần lớn nguyên nhân là giá đề nghị quá thấp hoặc ngôn ngữ sử dụng trong email không phù hợp, không chuyên nghiệp, không nghiêm túc…
Một khi chủ sở hữu tên miền có mong muốn bán lại tên miền, mình chắc chắn là bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được thông tin liên hệ từ những phương pháp trên.

So sánh tên miền quốc tế và tên miền Việt Nam

Tên miền có thể hiểu nôm na như là 1 địa chỉ website. Để bạn dễ hình dung, hãy liên tưởng tên miền giống như địa chỉ văn phòng của bạn trong đời sống. Khách hàng không cần nhớ tới tọa độ văn phòng của bạn trên bản đồ là bao nhiêu, chỉ cần nhớ địa chỉ là đủ.

Rất nhiều khách hàng đã thắc mắc về sự khác nhau giữa 2 loại tên miền Việt Nam và tên miền Quốc tế. Mình xin giải thích như sau:

Với tên miền Việt Nam (.COM.VN, .VN, .NET.VN, .ORG.VN, ...):

Người truy cập có thể nhận biết được Doanh nghiệp thuộc quốc gia nào (.VN: Việt Nam, .UK: Anh Quốc, ...), do đó khẳng định và nâng tầm thương hiệu của Quý Doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý rõ ràng: bảo vệ thương hiệu của Quý Doanh nghiệp.
Chi phí cao hơn so với tên miền Quốc tế.

Với tên miền Quốc tế (.COM, .NET, .ORG, .CO ...):
Người truy cập khó nhận biết được chủ sở hữu tên miền và website mà tên miền trỏ tới của Doanh nhiệp thuộc quốc gia nào. Nhưng theo dạng tên miền này người truy cập dễ nhớ, dễ tìm.
Không có cơ sở pháp lý rõ ràng: nếu có chỉ là cam kết giữa đơn vị cung cấp dịch vụ với Quý Doanh nghiệp.
Chi phí thấp hơn so với tên miền Việt Nam.
Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng ký được Tên miền khi mà người khác đã là chủ sở hữu nó do đó Tên miền chính là Thương hiệu của Doanh nghiệp.

Hướng dẫn kiểm tra thông tin của tên miền (Domain) quốc tế


Đối với tên miền đang hoạt động, bạn sẽ cần quan tâm tới một số thông tin. Bài viết này hướng dẫn các bạn cách kiểm tra các thông tin liên quan tới tên miền quốc tế.

1, Thông tin sở hữu và thời gian hết hạn

- Để kiểm tra, bạn gõ whois.com/whois/domain.com trên địa chỉ thanh trình duyệt, nhớ đổi domain.com thành tên miền của bạn. Hầu hết các đuôi tên miền đều có thể kiểm tra tại đây. Trong trường hợp các thông tin hiện ra không đầy đủ mà có liên kết tới các website whois tên miền khác, bạn có thể kiểm tra bằng các địa chỉ sau:
+ Tucows (hay OpenSRS): http://resellers.tucows.com/whois/
+ GoDaddy: http://who.godaddy.com/

- Thông tin khi hiển thị thông thường bao gồm tối thiểu:
+ Ngày đăng ký, ngày hết hạn và ngày cập nhật gần nhất.
+ Chủ sở hữu (Tên, Email, Địa chỉ, Điện thoại).
+ Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật (nơi bạn đặt mua hoặc tiếp nhận đăng ký của bạn - Technical Contact).
+ DNS đang sử dụng.

* Các lưu ý:
+ Nếu thông tin chủ sở hữu tên miền có dạng "Contact Privacy Inc.", tức là tên miền này được ẩn thông tin chủ sở hữu. Dịch vụ này là tính phí đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế, nhưng HostVN sẽ cung cấp miễn phí cho khách hàng khi đăng ký tên miền. Vui lòng tạo ticket hỗ trợ để ẩn thông tin người sở hữu tên miền nếu bạn không muốn bị quấy rầy bởi spam hoặc e ngại việc tiết lộ các thông tin của mình qua tên miền.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Các bước để lựa chọn một máy chủ web mới giúp cho việc tối ưu tốt nhất

Doanh nghiệp của bạn mới muốn ra mắt giới thiệu sản phẩm, dịch vụ để tất cả mọi người biết đến và bạn đã tìm hiểu về SEO thì xin chúc mừng bạn vì đó là một trong những hướng marketing rất hiệu quả như hiện nay. Bạn đang có ý định chỉnh sửa lại trang chủ hoặc thiết kế lại trang web của bạn thì đây chính là thời gian tuyệt vời để nghiên cứu và lựa chọn máy chủ web của bạn. Liệu chúng có cung cấp mọi thứ bạn cần để tối ưu hóa tìm kiếm tốt nhất có thể?

Nhiều người không biết rằng máy chủ web có một tác động đáng kể trong việc duy trì khách hàng và xếp hạng tìm kiếm của bạn. Nếu trang web của bạn chậm và không phản hồi nhanh thì Google sẽ áp dụng một hình phạt nhẹ cho trang web của bạn – điều này có nghĩa là xếp hạng của bạn sẽ thấp hơn so với một trang web nhanh và máy chủ hồi đáp nhanh. Tương tự như vậy, nếu mất nhiều hơn một hoặc hai giây để tải bất kỳ trang nào thì người dùng sẽ bắt đầu rời bỏ trang web của bạn. Nếu trang web của bạn mất nhiều thời gian để tải mà không áp dụng các kịch bản hoặc CSS đúng thì nhiều khả năng người dùng sẽ không đọc nội dung của bạn.

Vậy làm thế nào để lựa chọn một máy chủ web mới giúp cho việc tối ưu tốt nhất có thể? Bạn nên tìm kiếm những gì? Làm thế nào bạn có thể nhận biết được đó là một máy chủ phù hợp với trang web của bạn hay không?


Bước 1: Quyết định xem loại máy chủ nào bạn đang cần

Có hàng loạt các loại máy chủ web nhưng nếu bạn đang chạy một trang web kinh doanh trực tuyến và SEO đóng vai trò quan trọng với bạn thì bạn cần phải tham khảo ba loại máy chủ chính sau đây. Đó là những máy chủ dùng riêng (dedicated host) , máy chủ riêng ảo (virtual private server) và máy chủ chia sẻ web (shared web host).

Ngày nay, Dedicated web hosts được biết đến là lựa chọn tốt nhất. Toàn bộ vị trí máy chủ vật lý là dành riêng cho doanh nghiệp của bạn, rất có thể một máy chủ trong một ngân hàng của các máy chủ trong trung tâm dữ liệu thuộc sở hữu và điều hành bởi công ty hosting của bạn. Bạn không cần phải chia sẻ phần cứng cho bất kỳ ai. Bất kỳ dữ liệu hoặc phần mềm trên máy chủ bạn có thể kiểm soát được. Bạn có thể chọn những hệ điều hành và giới hạn băng thông nếu bạn muốn áp dụng…Đó là một lựa chọn rất đáng tin cậy nhưng nó cũng khá tốn kém. Các tập đoàn lớn thường mua các máy chủ dành riêng cho việc lưu trữ của họ. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và các blogger lại tìm cách để kiếm tiền từ trang web của họ thì thường không cần thiết phải tìm một giải pháp tốn kém như vậy.

Virtual private servers (VPS), bạn có thể cài đặt phần cứng máy chủ và chạy đồng thời nhiều máy ảo trên các phần cứng. Khi đó bạn sẽ giống như một công ty cho thuê những máy chủ ảo. Bạn sẽ được nhận khá nhiều phần mềm kiểm soát và bảo mật dữ liệu nhưng bạn thường được giới hạn hệ điều hành và cấu hình cho sự an toàn của những người khác trên phần cứng máy chủ. Tùy chọn này thường ít hơn so với các máy chủ dùng riêng nhưng nó cũng ít tốn kém. Vấn đề duy nhất là một số máy chủ ảo chạy trên phần cứng, tất cả những trang web sử dụng cùng một kết nối – nghĩa là tất cả chúng đều có địa chỉ IP tương tự. Nếu bạn đang dùng chung máy chủ với các trang web spam thì rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối với các vấn đề về SEO.

Shared hosts là lựa chọn hạn chế nhất, rẻ nhất và phổ biến nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và các blogger. Nó hoạt động tương tự như VPS nhưng không có hệ điều hành ảo chạy trong môi trường closed-off. Trên thực tế, điều này là vô nghĩa, ngoại trừ việc bổ sung nhiều hạn chế về cấu hình và phần mềm. Bạn vẫn có thể gặp vấn đề với địa chỉ IP. Nếu bạn có một ngân sách rất nhỏ thì đây là lựa chọn tốt nhất của bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang lựa chọn một máy chủ web có khả năng đáp ứng nhu cầu của bạn.

Bước 2: Tìm hiểu các điều khoản và gán tầm quan trọng

Có một vài khía cạnh quan trọng của máy chủ web mà bạn nên tìm hiểu để đưa ra quyết định. Một số sẽ quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp. Dưới đây là những điều khoản quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với SEO nói riêng:

- Băng thông: khi người dùng truy cập trang web của bạn và tải thông tin từ máy chủ web, khi đó băng thông của bạn là lượng dữ liệu có thể tải về từ máy chủ trong một thời gian nhất định. Khi đó bạn sẽ muốn có một kết nối không giới hạn, nếu không trang web của bạn sẽ bị giảm lưu lượng truy cập bởi người dùng không muốn đợi quá lâu để tải nội dung trên trang web của bạn.

- Hệ điều hành: nói chung bạn nên chọn hệ điều hành cho máy chủ của bạn là Linux hoặc Windows. Chọn Windows nếu bạn tin tưởng vào Microsoft hoặc ứng dụng web của bạn chỉ chạy trên Windows. Nếu không bạn có thể chọn Linux bởi nó rẻ hơn và cung cấp nhiều tùy chọn về cấu hình. Phần mềm máy chủ không quan trọng đối với SEO, vì vậy việc lựa chọn hệ điều hành nào chỉ phụ thuộc vào trang web của bạn.

- Địa chỉ IP:
trừ khi bạn phải trả tiền cho một máy chủ chuyên dụng, bạn sẽ phải chia sẻ một dải địa chỉ IP với các trang web khác. Bạn cần phải đảm bảo rằng dải địa chỉ IP của bạn không nằm trong dải địa chỉ spam. Việc này không mấy quan trọng nhưng Google cũng đủ thông minh để nhận ra một trang web chất lượng nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề khó khăn ban đầu.

- Vị trí địa lý máy chủ:
nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương tại NewYork thì bạn nên chọn một máy chủ web đặt tại NewYork. Việc chọn vị trí của máy chủ web cũng ảnh hưởng đến tốc độ kết nối và geotargeting (là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng).

- Thời gian hoạt động của máy chủ: nếu người dùng cố gắng truy cập vào trang web của bạn và thấy nó không hoạt động, khi đó bạn sẽ không có lợi. Nếu Gooogle đang cố gắng thu thập thông tin trang web của bạn và thấy nó không hoạt động, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng lớn đến SEO. Hầu hết các máy chủ web đảm bảo hoạt động gần như 100% nhưng chắc chắn việc máy chủ ngừng hoạt động có thể xảy ra.

- Người xây dựng trang web: nếu bạn có kiến thức về SEO và thiết kế trang web thì bạn nên trả tiền thuê những nhà phát triển để xây dựng trang web của bạn. Sự có mặt hay vắng mặt của người xây dựng trang web là không mấy quan trọng.

Bước 3: Tìm các đánh giá

Khi bạn đã xác định được một vài máy chủ trong tầm ngắm của bạn, bạn nên tìm các đánh giá của những khách hàng thực sự đã sử dụng dịch vụ đó. Khi đó bạn hãy tìm kiếm thông tin phản hồi thực sự của khách hàng trên các diễn đàn và phương tiện truyền thông xã hội.

- Chạy một tìm kiếm với các từ khóa tiêu cực mà bạn có thể thấy trong một đánh giá chung. Chẳng hạn như các từ khóa “Sucks,” “terrible,” “offline” và các từ khóa khác. Các bài viết phương tiện truyền thông xã hội ít khi được tài trợ bởi công ty máy chủ web, do đó bạn có thể nhận được một ý tưởng tốt về công ty của bạn.

- Chạy một tìm kiếm Google trên các diễn đàn web và diễn đàn thảo luận để có thể tìm thấy cả những kinh nghiệm tích cực và tiêu cực. Các diễn đàn được coi là một nguồn lực tốt trong việc đưa ra những thông tin khách quan hơn so với các đánh giá trên trang web.

Bước 4: Chọn một máy chủ

Mỗi máy chủ web chắc chắn sẽ có một vài khách hàng không hài lòng về chúng. Bạn chỉ cần phân loại các ý kiến tiêu cực theo mức độ nghiêm trọng. Chẳng hạn như có người phàn nàn về thời gian chết, hacking, mất dữ liệu hoặc hình phạt của Google quan trọng hơn là mọi người phàn nàn về cách sử dụng phần mềm, cài đặt phần mềm không đúng và lỗi người dùng khác.