Hiển thị các bài đăng có nhãn ten mien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ten mien. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Làm cách nào để thay đổi tên miền mà không ảnh hưởng đến SEO

Thay đổi tên miền – Với nhiều doanh nghiệp sau một thời gian dài sử dụng chỉ một tiền miền duy nhất và hiện tại ten mien của các bạn có một lượng lớn traffic cũng như ranking cao thì việc phải tiến hành thay đổi tên miền để phù hợp với chiến lược kinh doanh của các bạn là một đều khá khó khăn bởi việc xây dựng cho mình 1 domain với số lượng ranking cao như thế là không hề dễ. Thế nhưng khi đến với công ty thì đây lại là một vấn đề khá đơn giản, chúng tôi sẽ tiến hành thay đổi tên miền mới cho quý khách nhưng vẫn có thể giữ lại nguyên vẹn quyền ranking của tên miền cũ cho quý khách hàng.




Nói một cách đơn giản hơn đó là công ty chúng tôi sẽ giữ lại những domain mà quý khách đã đăng ký tên miền trước đó và chuyển sang tất cả từ domain cũ sang domain mới cho quý khách từ traffic cho đến thứ hạng của từ khóa. Đầu tiên công ty chúng tôi sẽ trỏ DSN của quý khách về thư mục cũ của domain trước đấy, làm thế nào để khi truy vấn ở domain mới thì nội dung mới sẽ có nội dung tương tự như ở domain cũ, chúng tôi sẽ change DSN, add domain vào cùng 1 thư mục.

Bước kế tiếp là dùng 301 redirect trỏ truy vấn từ tên miền cũ sang tên miền mới, quá trình này sẽ thông báo cho Google biết rằng website của các bạn sẽ thay đổi sang 1 domain mới vĩnh viễn, các bạn có thể tiến hành công đoạn này bằng việc sử dụng file mod-rewrite, .htaccess đối với server linux.

Cuối cùng các bạn có thể add domain mới vào hệ thống google webmaster cũng như các công cụ tìm kiếm khác.

Chúng tôi hiểu rằng vẫn còn nhiều người đánh giá sai về vấn đề chuyển ranking trong quá trình thay đổi tên miền, nhưng các bạn cần hiểu rõ được rằng để có được cho mình một trang website có lượng ranking cao như thế là chuyện không phải 1 sớm 1 chiều sẽ làm được, đó chính là công sức lớn của cả một team SEO, điều này sẽ giúp cho quý khách hàng đánh giá được tình trạng và chất lượng dịch vụ của website và những gì mà các bạn đem đến cho thị trường, chúng sẽ là những trợ thủ đắc lực nhất, đem lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp của bạn.


Để chọn được tên miền ưng ý dựa trên những yếu tố nào?

Để làm một trang web thì domain là một trong những thành phần không thể thiếu trong khâu chuẩn bị của bạn. Vậy domain là gì? nó có tầm quan trọng ra sao đối với trang web của bạn? và nên chọn một domain như thế nào? Bài viết này sẽ phần nào giải đáp cho bạn những câu hỏi trên.



Domain dịch sang tiếng Việt là “Tên miền”, nó là một đường dẫn tới trang web của bạn hay có thể gọi là một “địa chỉ web”. Giống như căn nhà của bạn vậy, cần phải có một địa chỉ để cho mọi người có thể nhớ và dễ dàng tìm đến mỗi khi cần thiết.

Một số đặc điểm tên miền: 

Tên miền không được vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần đuôi .com, .net, .org, .info).

Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.

Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu (-).

Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hay http://www.

Đặt tên domain như thế nào để tối ưu nhất?

Tên miền phải thật ngắn gọn, dễ nhớ:
Thường thì người dùng có xu hướng nhớ những tên miền ngắn gọn, đọc xuôi miệng và có nghĩa nhiều hơn. Bạn nên đặt tên miền là một từ có nghĩa và càng ít “tiếng” càng tốt

Vd: google.com, yahoo.com, 7pop.net…: khi phát âm ta chỉ nghe thấy 4 tiếng

Đặt tên miền gần với tên chủ đề mà blog bạn hướng tới nhất.
Vì các SE (Search engine) thường dò tìm dựa trên các permalink (đường dẫn) thứ tự ưu tiên là tìm từ trái qua phải, thế nên web bạn sẽ có cơ hội xuất hiện ở trang nhất nhiều hơn nếu từ khóa tìm kiếm trùng với tên domain của bạn.

Vd: khi bạn tìm từ “domain” hay “ten mien” thì sẽ thấy những trang như: domain.com, tenmien.com hiển thị ngay ở trang đầu, mặc dù xếp hàng PR của những trang nầy không cao

Nếu có thể, hãy đặt tên domain trùng với tên mà mọi người đều có thể đọc được và biết đến nó dù cho họ là người nước ngoài.

Vd: 7pop.net, Alibaba.com…

Chọn tên miền phù hợp nhu cầu

Tùy theo nội dung của website và nhu cầu của người chủ web để ta có thể chọn cho mình một tên miền phù hợp.

Thường thì mỗi một tên miền phục vụ cho một tiêu chí khác nhau.

Tên miền cấp 1, tên miền cấp 2:

Các cấp của tên miền

Tên miền cấp 1 (top level domain) những tên miền loại này có đặc điểm là chỉ có 1 dấu chấm “.” như: 7pop.net, tuoitre.vn, google.com…

Tên miền cấp 2 (second level domain) là các tên miền có 2 chấm như: thanhnien.com.vn, nvhtn.org.vn…

Subdomain: còn gọi là tên miền con, là những tên miền được tạo thêm từ tên miền cấp 1 hoặc tên miền cấp 2.

Lưu ý: cần phân biệt subdomain với Tên miền cấp 2, tên miền cấp 2 thường có đuôi của tên miền phổ biến và theo sau đó là đuôi của tên miền quốc gia

Một số đuôi tên miền phổ biến: 

.com: là kí hiệu viết tắt của từ “commercial”, nghĩa là thương mại, là phần mở rộng tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu một tên miền loại này bởi vì nó khẳng định vị thế cao của doanh nghiệp trên mạng Internet

.net: viết tắt của từ “network”, nghĩa là mạng lưới, thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty kinh doanh website, và các tổ chức khác có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet. Ngoài ra, các công ty cũng thường chọn tên miền .net cho các website trên mạng Intranet

.org: viết tắt của từ “organization”, có nghĩa là tổ chức, thường được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức liên kết thương mại.

.biz: thường được sử dụng cho các trang web nhỏ, các trang thương mại điện tử của một số cửa hàng nhỏ, web giải trí về nhạc, phim…

.info: viết tắt của từ “infomation”, có nghĩa là thông tin, thuờng được đặt tên cho các trang web “tài nguyên” có uy tín và là dấu hiệu nhận biết một trang web tài nguyên. Đây cũng là phần mở rộng phổ biến nhất ngay sau các loại tên miền .com, .net và .or

.gov: tên miền dành cho các cơ quan tổ chức thuộc chính phủ

.edu: tên miền dành cho các tổ chức giáo dục, trường học…

Và những tên miền quốc gia(.vn, .com.vn…) thường được người trong nước tin tưởng hơn là tên miền quốc tế (.com, .net, .org…)

Những tên miền mới xuất hiện:

.tv: dành cho các công ty truyền thông, các đài truyền hình

.mobi: dành cho các công ty viễn thông, công ty sản xuất thiết bị di động…

.name: là một loại tên miền đặc biệt chỉ sử dụng cho các cá nhân. Nó thường được sử dụng để mọi người dễ nhớ địa chỉ email hoặc website cá nhân của một người nào đó và thường trình bày những hình ảnh hay các thông tin cá nhân về người này.

.asia: dành cho khách hàng, tổ chức thuộc khu vực châu á

.tk: tên miền thuộc chủ quyền của nước Tokelau. Là một tên miền cho phép đăng ký miễn phí, trước đây, người dùng chỉ có thể sử dụng chức năng redirect tên miền nầy tới blog/website của họ mà thôi. Gần đây dot.tk đã cho người dùng sử dụng chức năng DNS để gắn tên miền nầy vào host hoạt động như một website riêng

.mp: là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Quần đảo Bắc Mariana. Trong khi có một số ít trang liên quan đén Quần đảo Bắc Mariana (như trang chính phủ dưới .gov.mp và một ít trang ở .org.mp và .com.mp), bạn có thể đăng kí miễn phí tên miền này thông qua trang chi.mp

.xxx: tên miền này các bạn tự đoán nhé

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Ý nghĩa của một số tên miền quốc gia Việt Nam


.vn: Tên miền dùng cho website cá nhân hoặc tổ chức

.com.vn:Tên miền giành cho Website thương mại.

.net.vn: Tên miền các công ty về Network hay nhà cung cấp dịch vụ mạng

.org.vn: Tên miền dùng cho chính phủ hay các tổ chức , nhóm

.gov.vn: Tên miền dùng cho chính phủ (chỉ có đơn vị trực thuộc nhà nước được phép đăng ký)

.info.vn: Tên miền Website thông tin

.edu.vn: Tên miền lĩnh vực giáo dục (cá nhân hoặc tổ chức được đăng ký)

.name.vn: Tên miền sử dụng cho các trang cá nhân

.pro.vn: Tên miền cho các tổ chức nghề nghiệp

.health.vn: Tên miền Website về sức khỏe, y tế

.biz.vn: Tên miền dùng cho thương mại trực tuyến (ý nghĩa giống .com.vn)

.int.vn: Tên miền Website giành cho các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

.ac.vn: Tên miền sử dụng cho các tổ chức hoạt động nghiên cứu

.“Tên thành phố“.vn: Tên miền địa giới hành chính, giành cho mọi cá nhân hoặc tổ chức.

VD: .hanoi.vn ; .danang.vn; .thanhphohochiminh.vn …

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Cẩn thận với việc đánh cắp tên miền (Domain)

Bạn đã lường trước được mình sẽ gặp phải những nguy cơ nào dễ mất tên miền của mình chưa? Dù bạn có lấy lại được hay mất vĩnh viễn thì việc đó cũng gây rắc rối cho bạn không ít thời gian. Bài viết sau giúp bạn giảm thiểu được phần nào điều đó:


- Bạn phải vào hệ thống điểu khiển của website để tìm ra chỗ khóa domain. Nếu không tìm thấy nó, bạn phải liên hệ với bộ phận hỗ trợ. Khi domain được khóa, bạn sẽ được bảo vệ tránh khỏi bên thứ ba không được ủy quyền, những kẻ cố gắng định hướng sai các máy chủ tên miền của bạn hoặc chuyển domain của bạn mà không có sự cho phép của bạn.

- Việc xem xét tên miền cũng như đưa ra các quy tắc về điều đó đều thuộc thẩm quyền của icann.org. Mục FAQ cần được bắt đầu với các liên kết bên trong về sự chuyển đổi, những điều luôn đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý mới nhất về số lần và các yêu cầu thông báo chuyển đổi.

- Để kiểm tra thời hạn của tên miền và ai đã đăng ký tên miền, hãy vào trang whois.net. Từ đây bạn có thể kiểm tra địa chỉ website của đại lý đăng ký. Đôi khi dịch vụ hosting của bạn làm việc với công ty khác để đăng ký các tên miền. Với cách này bạn có thể kiểm tra xem điều gì đang xảy ra một cách rõ rệt hơn.

- Khi bạn muốn dịch vụ hosting của bạn bắt đầu chuyển đổi đại lý hoặc thay đổi máy chủ tên miền của bạn thì bạn sẽ phải mở khóa hoặc thỉnh thoảng họ sẽ làm điều đó hộ bạn lúc quy trình được hoàn thành. Việc chuyển đổi các tên miền an toàn hơn chừng nào domain được khóa khi sử dụng và mở khóa khi chuyển đổi.

- Một thủ thuật nữa là sự phục hồi giả tạo của những nhắc nhở dịch vụ lưu trữ web hay những thông báo hết hạn đăng ký tên miền. Luôn sử dụng một địa chỉ email riêng khi đăng ký dịch vụ hosting, đừng bao giờ dùng nó cho bất cứ việc gì trừ email quan trọng nhất.


- Nếu hiện giờ bạn đang gặp phải nạn thư rác, hãy tạo một tài khoản mới ở đâu đó sử dụng một dịch vụ email nổi tiếng nào đó có độ ưu tiên cao về an ninh. Bằng cách này, thư rác bị hạn chế tối đa. Còn hãy kiểm tra tất cả các thư kể cả thư mục thư rác nơi những thư hữu dụng đôi khi có thể được chuyển vào, tôi phát hiện ra điều này một cách tình cờ.

- Một số dịch vụ email có thể xóa tự động các thư rác, hãy tắt chức năng này để bạn nhận được tất cả các thư. Bằng cách này nếu một chuyển đổi đang được cố gắng tiến hành, dịch vụ hosting của bạn được đề nghị thông báo cho bạn và bạn sẽ có thư.

- Đừng bao giờ click vào một liên kết trong một email dù bất cứ ai đăng nhập. Lừa đảo là việc chuyển cho bạn một email giả mạo một số công ty bạn thường làm việc với hy vọng bạn đăng nhập vào website giả mạo khi click vào liên kết. Tôi nhận được nhiều thông báo, và sau khi kiểm tra hai lần tôi phát hiện ra chúng là giả mạo. Tôi click vào một email của ngân hàng mình và đăng nhập mà không suy nghĩ gì, may mắn rằng đó là một email thực.

- Luôn mở một cửa sổ trình duyệt mới và tự đi đến đó. Điều này sẽ đi đến các thư từ dịch vụ hosting của bạn. Email lừa đảo trông giống như những email thực với định dạng và logo được copy.

- Đôi khi một người sở hữu một site sẽ đăng ký website đó bằng hệ thống email của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của mình, rồi sau đó họ thay đổi ISP và làm mất email cũ. Họ quên đặt một hòm thư mới với dịch vụ lưu trữ web. Tới lúc này, nếu có một thông báo về nỗ lực chuyển đổi thì điều này sẽ không bao giờ được biết tới. Tôi đã biết rằng có một khoảng thời gian năm ngày để phản hồi đến một yêu cầu chuyển đổi nhưng tôi không chắc liệu khóa có thay đổi trong thời gian này hay không.

- Điều nữa là việc đăng ký một dịch vụ hosting nổi tiếng sẽ thông báo cho bạn biết nếu có bất cứ điều gì thay đổi với dịch vụ và nỗ lực chuyển đổi.

Kiểm tra tên miền (Domain) đã được đăng ký chưa với VNNIC.

Tên miền là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại chính của cả 1 Website. Do đó việc chọn lựa tên miền thích hợp là vô cùng quan trọng giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy và nhận diện thương hiệu sản phẩm mà bạn hay doanh nghiệp muốn đưa đến tay người tiêu dùng


Để kiểm tra tên miền check domain Website ta làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang Web sau đây để tra cứu tên miền:

http://www.vnnic.vn/tenmien/whois

Bước 2: Nhập tên miền vào ô trống cần kiểm tra sau đó nhấn vào nút Submit


Bước 3: Nếu tên miền đó đã có người đăng ký mua sẽ hiện kết quả như sau:


Khi tên miền đã có người mua thì bạn không thể đăng ký được tên miền này

Trường hợp tên miền chưa có ai đăng ký sẽ hiển thị kết quả như sau:


Nếu kết quả hiện ra như thế này thì bạn có thể mua và sử dụng tên miền này. Hãy cố gắng chọn 1 tên miền cực kỳ chính xác để đưa Website lên top Google

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Tìm thông tin chủ sở hữu tên miền (Domain)

Bạn là người mới bước chân vào kinh doanh?
Bạn đang chọn được một thương hiệu rất hay và ý nghĩa?
Bạn đang muốn tìm kiếm một tên miền phù hợp với thương hiệu của bạn ?
Vậy bạn nghĩ sao nếu thương hiệu của bạn đã bị người khác đăng ký tên miền mất rồi?
Lúc đó bạn mới loay hoay đi tìm người chủ sở hữu tên miền đó để tìm cách mua lại. Vậy làm sao để tìm chủ sở hữu tên miền đó một cách nhanh nhất. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ với các bạn các cách để truy vấn được thông tin người sở hữu tên miền một cách nhanh nhất.


1. Tìm thông tin liên hệ trên website

Cách đơn giản nhất để liên hệ với chủ sở hữu tên miền là truy cập vào chính tên miền đó. Nếu tên miền đó có website đang hoạt động và có thông tin liên hệ thì thật là may mắn cho bạn.

2. Kiểm tra thông tin chủ sở hữu tên miền qua các site chuyên về Whois:


Thông thường các dữ liệu thông tin chủ sở hữu của tên miền là thông tin công khai và cho phép bạn có thể tìm kiếm. Onehost thường hay dùng dịch vụ tra cứu thông tin chủ sở hữu tên miền miễn phí tại trang web: whois.domaintools.com.
Nếu như dữ liệu tên miền được thiết lập ở chế độ riêng tư, bạn cũng có thể gửi thư điện tử ở phần liên hệ quản trị (administrative contact email). Phần lớn các dịch vụ thiết lập tên miền ở chế độ riêng tư sẽ tự động chuyển hướng thư điện tử đến tài khoản của chủ sở hữu tên miền. Một số khác thì yêu cầu bạn phải đến truy cập website cung cấp dịch vụ đặt tên miền ở chế độ riêng tư để liên hệ với chủ sở hữu. Ở bước này đa phần e-mail gửi đi đều được phản hồi từ chủ sở hữu.

3. Sử dụng bộ máy tìm kiếm:

Sử dụng máy tìm kiếm như Google.com/Bing.com… thông thường sẽ giúp ích trong việc tìm thông tin người sở hữu tên miền. Bạn có thể tìm kiếm với các từ khóa lấy từ thông tin tên miền như: số điện thoại, email, tên hoặc địa chỉ, rồi từ đó dò ra thông tin liên hệ của họ.

4. Nhờ chuyên gia đầu cơ tên miền/ tư vấn tên miền giúp đỡ:

Với một chi phí vừa phải tùy theo độ “nóng” của tên miền mà bạn định mua lại, bạn có thể liên hệ với các nhà đăng ký tên miền hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn tên miền của Onehost để các chuyên gia sẽ giúp bạn tìm thông tin về chủ sở hữu tên miền. Các nhà đầu tư tên miền rất giỏi trong việc tìm kiếm thông tin chủ sở hữu tên miền và có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin này miễn phí hoặc với một chi phí thấp.

Lưu ý:


Nhiều chủ sở hữu tên miền không muốn tiết lộ thông tin cá nhân của mình vì nhiều lí do khác nhau và điều này hoàn toàn hợp pháp khi họ sử dụng các dịch vụ che dấu thông tin tên miền. Ngay cả khi bạn đã gửi thư cho người chủ sở hữu, họ không có nghĩa vụ phải trả lời e-mail cho bạn, nếu họ không thấy cần thiết.
Có rất nhiều trường hợp chủ sở hữu không trả lời email của bạn cho dù bạn đề nghị mua lại tên miền và bạn biết rằng tên miền có thể được chủ sở hữu bán. Nếu điều này xảy ra phần lớn nguyên nhân là giá đề nghị quá thấp hoặc ngôn ngữ sử dụng trong email không phù hợp, không chuyên nghiệp, không nghiêm túc…
Một khi chủ sở hữu tên miền có mong muốn bán lại tên miền, mình chắc chắn là bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được thông tin liên hệ từ những phương pháp trên.