Hiển thị các bài đăng có nhãn web. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn web. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Các bước để lựa chọn một máy chủ web mới giúp cho việc tối ưu tốt nhất

Doanh nghiệp của bạn mới muốn ra mắt giới thiệu sản phẩm, dịch vụ để tất cả mọi người biết đến và bạn đã tìm hiểu về SEO thì xin chúc mừng bạn vì đó là một trong những hướng marketing rất hiệu quả như hiện nay. Bạn đang có ý định chỉnh sửa lại trang chủ hoặc thiết kế lại trang web của bạn thì đây chính là thời gian tuyệt vời để nghiên cứu và lựa chọn máy chủ web của bạn. Liệu chúng có cung cấp mọi thứ bạn cần để tối ưu hóa tìm kiếm tốt nhất có thể?

Nhiều người không biết rằng máy chủ web có một tác động đáng kể trong việc duy trì khách hàng và xếp hạng tìm kiếm của bạn. Nếu trang web của bạn chậm và không phản hồi nhanh thì Google sẽ áp dụng một hình phạt nhẹ cho trang web của bạn – điều này có nghĩa là xếp hạng của bạn sẽ thấp hơn so với một trang web nhanh và máy chủ hồi đáp nhanh. Tương tự như vậy, nếu mất nhiều hơn một hoặc hai giây để tải bất kỳ trang nào thì người dùng sẽ bắt đầu rời bỏ trang web của bạn. Nếu trang web của bạn mất nhiều thời gian để tải mà không áp dụng các kịch bản hoặc CSS đúng thì nhiều khả năng người dùng sẽ không đọc nội dung của bạn.

Vậy làm thế nào để lựa chọn một máy chủ web mới giúp cho việc tối ưu tốt nhất có thể? Bạn nên tìm kiếm những gì? Làm thế nào bạn có thể nhận biết được đó là một máy chủ phù hợp với trang web của bạn hay không?


Bước 1: Quyết định xem loại máy chủ nào bạn đang cần

Có hàng loạt các loại máy chủ web nhưng nếu bạn đang chạy một trang web kinh doanh trực tuyến và SEO đóng vai trò quan trọng với bạn thì bạn cần phải tham khảo ba loại máy chủ chính sau đây. Đó là những máy chủ dùng riêng (dedicated host) , máy chủ riêng ảo (virtual private server) và máy chủ chia sẻ web (shared web host).

Ngày nay, Dedicated web hosts được biết đến là lựa chọn tốt nhất. Toàn bộ vị trí máy chủ vật lý là dành riêng cho doanh nghiệp của bạn, rất có thể một máy chủ trong một ngân hàng của các máy chủ trong trung tâm dữ liệu thuộc sở hữu và điều hành bởi công ty hosting của bạn. Bạn không cần phải chia sẻ phần cứng cho bất kỳ ai. Bất kỳ dữ liệu hoặc phần mềm trên máy chủ bạn có thể kiểm soát được. Bạn có thể chọn những hệ điều hành và giới hạn băng thông nếu bạn muốn áp dụng…Đó là một lựa chọn rất đáng tin cậy nhưng nó cũng khá tốn kém. Các tập đoàn lớn thường mua các máy chủ dành riêng cho việc lưu trữ của họ. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và các blogger lại tìm cách để kiếm tiền từ trang web của họ thì thường không cần thiết phải tìm một giải pháp tốn kém như vậy.

Virtual private servers (VPS), bạn có thể cài đặt phần cứng máy chủ và chạy đồng thời nhiều máy ảo trên các phần cứng. Khi đó bạn sẽ giống như một công ty cho thuê những máy chủ ảo. Bạn sẽ được nhận khá nhiều phần mềm kiểm soát và bảo mật dữ liệu nhưng bạn thường được giới hạn hệ điều hành và cấu hình cho sự an toàn của những người khác trên phần cứng máy chủ. Tùy chọn này thường ít hơn so với các máy chủ dùng riêng nhưng nó cũng ít tốn kém. Vấn đề duy nhất là một số máy chủ ảo chạy trên phần cứng, tất cả những trang web sử dụng cùng một kết nối – nghĩa là tất cả chúng đều có địa chỉ IP tương tự. Nếu bạn đang dùng chung máy chủ với các trang web spam thì rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối với các vấn đề về SEO.

Shared hosts là lựa chọn hạn chế nhất, rẻ nhất và phổ biến nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và các blogger. Nó hoạt động tương tự như VPS nhưng không có hệ điều hành ảo chạy trong môi trường closed-off. Trên thực tế, điều này là vô nghĩa, ngoại trừ việc bổ sung nhiều hạn chế về cấu hình và phần mềm. Bạn vẫn có thể gặp vấn đề với địa chỉ IP. Nếu bạn có một ngân sách rất nhỏ thì đây là lựa chọn tốt nhất của bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang lựa chọn một máy chủ web có khả năng đáp ứng nhu cầu của bạn.

Bước 2: Tìm hiểu các điều khoản và gán tầm quan trọng

Có một vài khía cạnh quan trọng của máy chủ web mà bạn nên tìm hiểu để đưa ra quyết định. Một số sẽ quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp. Dưới đây là những điều khoản quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với SEO nói riêng:

- Băng thông: khi người dùng truy cập trang web của bạn và tải thông tin từ máy chủ web, khi đó băng thông của bạn là lượng dữ liệu có thể tải về từ máy chủ trong một thời gian nhất định. Khi đó bạn sẽ muốn có một kết nối không giới hạn, nếu không trang web của bạn sẽ bị giảm lưu lượng truy cập bởi người dùng không muốn đợi quá lâu để tải nội dung trên trang web của bạn.

- Hệ điều hành: nói chung bạn nên chọn hệ điều hành cho máy chủ của bạn là Linux hoặc Windows. Chọn Windows nếu bạn tin tưởng vào Microsoft hoặc ứng dụng web của bạn chỉ chạy trên Windows. Nếu không bạn có thể chọn Linux bởi nó rẻ hơn và cung cấp nhiều tùy chọn về cấu hình. Phần mềm máy chủ không quan trọng đối với SEO, vì vậy việc lựa chọn hệ điều hành nào chỉ phụ thuộc vào trang web của bạn.

- Địa chỉ IP:
trừ khi bạn phải trả tiền cho một máy chủ chuyên dụng, bạn sẽ phải chia sẻ một dải địa chỉ IP với các trang web khác. Bạn cần phải đảm bảo rằng dải địa chỉ IP của bạn không nằm trong dải địa chỉ spam. Việc này không mấy quan trọng nhưng Google cũng đủ thông minh để nhận ra một trang web chất lượng nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề khó khăn ban đầu.

- Vị trí địa lý máy chủ:
nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương tại NewYork thì bạn nên chọn một máy chủ web đặt tại NewYork. Việc chọn vị trí của máy chủ web cũng ảnh hưởng đến tốc độ kết nối và geotargeting (là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng).

- Thời gian hoạt động của máy chủ: nếu người dùng cố gắng truy cập vào trang web của bạn và thấy nó không hoạt động, khi đó bạn sẽ không có lợi. Nếu Gooogle đang cố gắng thu thập thông tin trang web của bạn và thấy nó không hoạt động, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng lớn đến SEO. Hầu hết các máy chủ web đảm bảo hoạt động gần như 100% nhưng chắc chắn việc máy chủ ngừng hoạt động có thể xảy ra.

- Người xây dựng trang web: nếu bạn có kiến thức về SEO và thiết kế trang web thì bạn nên trả tiền thuê những nhà phát triển để xây dựng trang web của bạn. Sự có mặt hay vắng mặt của người xây dựng trang web là không mấy quan trọng.

Bước 3: Tìm các đánh giá

Khi bạn đã xác định được một vài máy chủ trong tầm ngắm của bạn, bạn nên tìm các đánh giá của những khách hàng thực sự đã sử dụng dịch vụ đó. Khi đó bạn hãy tìm kiếm thông tin phản hồi thực sự của khách hàng trên các diễn đàn và phương tiện truyền thông xã hội.

- Chạy một tìm kiếm với các từ khóa tiêu cực mà bạn có thể thấy trong một đánh giá chung. Chẳng hạn như các từ khóa “Sucks,” “terrible,” “offline” và các từ khóa khác. Các bài viết phương tiện truyền thông xã hội ít khi được tài trợ bởi công ty máy chủ web, do đó bạn có thể nhận được một ý tưởng tốt về công ty của bạn.

- Chạy một tìm kiếm Google trên các diễn đàn web và diễn đàn thảo luận để có thể tìm thấy cả những kinh nghiệm tích cực và tiêu cực. Các diễn đàn được coi là một nguồn lực tốt trong việc đưa ra những thông tin khách quan hơn so với các đánh giá trên trang web.

Bước 4: Chọn một máy chủ

Mỗi máy chủ web chắc chắn sẽ có một vài khách hàng không hài lòng về chúng. Bạn chỉ cần phân loại các ý kiến tiêu cực theo mức độ nghiêm trọng. Chẳng hạn như có người phàn nàn về thời gian chết, hacking, mất dữ liệu hoặc hình phạt của Google quan trọng hơn là mọi người phàn nàn về cách sử dụng phần mềm, cài đặt phần mềm không đúng và lỗi người dùng khác.

Làm thế nào để có một Website ???

Sở hữu một trang web (Website) cá nhân để hỗ trợ cho công việc hay chỉ đơn giản dùng để chia sẻ những kiến thức cá nhân luôn được nhiều người mong muốn. Nhưng có rất nhiều người lại không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có được một trang web.

Các bước cơ bản để có một trang web

Đăng ký tên miền (Domain)


Hãy hiểu một cách đơn giản là bất cứ cái gì cũng đều có một cái tên và trang web cũng vậy, nó cũng cần có một cái tên và được gọi là tên miền (Domain Name). Đây chính là địa chỉ được dùng để truy cập vào trang web của bạn, nó sẽ có dạng http://domain_name.com
Theo kinh nghiệm thì bạn nên chọn tên miền có liên quan với nội dung của trang web. Thí dụ trang web của bạn có nội dung là bán các linh kiện vi tính thì tên miền tốt nhất nên là vitinh.com, linhkienvitinh.com,... đây sẽ là một trong những lợi thế giúp trang web của bạn được xếp đầu tiên trong kết quả của các công cụ tìm kiếm.
Tên miền thường có 2 cấp (hoặc có thể nhiều hơn) và được ngăn cách bởi dấu chấm (.), trong đó tên miền cấp 1 thuộc quốc gia (.vn: Việt Nam, .us: Mỹ,...) hoặc quốc tế (.com, .net, .org,...). Tên miền cấp 2 là tên của trang web và đây chính là phần tên đăng ký. Ngoài ra còn có thể có tên miền cấp 3 (thí dụ: ten_mien.com.vn) do các quốc gia qui định.
Hãy chọn cho trang web của mình một cái tên ưng ý và tìm đến một nhà cung cấp dịch vụ đăng ký và quản lý tên miền, nơi đây sẽ tư vấn thêm cho bạn cách chọn tên miền cấp 1 phù hợp với trang web của bạn và không bị trùng với những tên miền khác đã được đăng ký. Hãy đăng ký tên miền đầu tiên và càng sớm càng tốt nếu không muốn tên miền mà bạn định đăng ký bị người khác chiếm mất.
Khi đăng ký tên miền sẽ phải trả lệ phí đăng ký một lần duy nhất (nếu có) và chi phí duy trì hàng năm (có thể trả theo từng năm hoặc trả trước một lần cho nhiều năm).
Thông thường sau khi đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu tên miền. Hãy yêu cầu để có được giấy chứng nhận này và phải do chính mình đứng tên chủ sở hữu để tránh có sự tranh chấp nếu có.
Ngoài ra cần phải chú ý đến các dịch vụ cộng thêm và hỗ trợ cho tên miền, các dịch vụ này thường miễn phí nhưng có một số nhà cung cấp dịch vụ lại tính phí.
Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng cần phải chú ý đó là bản quyền. Một số công ty, tổ chức có thể đã đăng ký bản quyền về tên miền. Chẳng hạn như OSM (Open Source Matters) đã đăng ký bản quyền của cụm từ  (chuỗi) "joomla", điều này có nghĩa là bạn có thể đăng ký tên miền nhưng sẽ phải xin phép họ để được sử dụng tên miền có cụm từ "joomla" trong đó (thí dụ: joomlaviet.com, webjoomla.com, webjoomlaus.com,...

Thiết kế trang web


Công việc tiếp theo thường được chọn là thuê chỗ đặt trang web (Hosting) nhưng đó thường là một lựa chọn sai lầm, bởi vì một khi bạn chưa hình dung ra được trang Web của mình như thế nào, hoạt động ra sao, thiết kế trên công nghệ gì, mã nguồn gì,... thì không nên vội vàng thuê Hosting, ngoài ra thời gian thiết kế web có thể kéo dài nên sẽ gây lãng phí.
Hãy bắt tay vào việc thiết kế Web nếu bạn có khả năng hoặc tìm nơi thiết kế Web giúp bạn. Do bạn đã đăng ký tên miền nên sẽ rất thuận lợi cho việc trình bày trang web và tạo biểu tượng (Logo) được theo đúng như ý bạn.
Nếu giao cho người khác thiết kế trang web bạn hãy nêu lên những ý tưởng và công việc cần làm trên trang web để giúp việc thiết kế được thuận tiện. Nên tham khảo thêm các trang web khác và tiếp nhận sự tư vấn từ phía nhà thiết kế để đạt kết quả tối ưu cho trang web.
Một số dịch vụ thiết kế Web thường hỗ trợ thêm các dịch vụ khác như đăng ký tên miền, hỗ trợ Hosting... hãy cân nhắc kỹ các dịch vụ này vì rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xãy ra khi dịch vụ này không còn hoạt động nữa như mất tên miền, hosting, trang web,...
Chi phí thiết kế trang web cũng là vấn đề đáng quan tâm. Một số nơi có giá rất mắc nhưng cũng có một số nơi có giá rất rẻ, sự chệnh lệch này do nhiều nguyên nhân mà trong đó có thể kể đến như sau:
Sử dụng các mã nguồn khác nhau, loại có phí và những loại mã nguồn miễn phí.
Thiết kế giao diện mới và sử dụng độc quyền hay sử dụng các giao diện cũ, đã được nhiều người sử dụng.
Chi phí thiết kế có bao gồm việc nhập dữ liệu (nội dung) cho toàn bộ trang web hay chỉ thực hiện một số nội dung mẫu.
Số lượng các chức năng, tính năng của trang web và các yêu cầu khác của bạn nhiều hay ít.
Các dịch vụ khác như SEO/SEF (tối ưu trang web), đăng ký vào các máy tìm kiếm, danh bạ web,...
Nếu có một ít kiến thức vi tính bạn cũng có thể tự làm cho mình một trang web đơn giản bằng các chương trình như MS word, MS Frontpage, DreamWeaver,... hoặc làm các trang web động bằng cách cài đặt và sử dụng một trong các chương trình quản lý nội dung (CMS) miễn phí như: Joomla!, Mambo, Drupal,... các chương trình này sẽ giúp bạn có được một trang web với nhiều kiểu trình bày rất đa dạng.
Hãy bắt đầu thiết kế Web ngay trên máy tính của bạn và tham khảo thêm thông tin trên các trang Web, Diễn đàn,... Để tự thiết kế Web, trên máy của bạn có thể cần phải cài đặt chương trình Web Server để chạy thử, các chương trình Web Servser thông dụng và dễ sử dụng là WampServer và XAMPP, đã được tích hợp đầy đủ các chức năng cần thiết cho trang web hoạt động.

Thuê chổ đặt trang Web (Hosting)



Hosting là nơi lưu trữ trang web, được đặt trên một máy chủ Web (Web Server), máy chủ này cung cấp dịch vụ Web và luôn được kết nối với Internet để trang web hoạt động và cho phép mọi người truy cập.
Sau khi đã có trang web và đã nắm được mọi kỹ thuật cũng như hoạt động của trang web thì đã đến lúc tính đến việc thuê Hosting. Lựa chọn Hosting có lẽ là một công việc khó khăn nhất, tìm được một nhà cung cấp dịch vụ Hosting như ý quả thật không đơn giản. Rất nhiều trường hợp phải chuyển qua Hosting khác do sự không tương thích với mã nguồn làm cho trang web hoạt động không ổn định và do các dịch vụ hỗ trợ khách hàng kém.
Các thông tin cần chú ý khi lựa chọn Hosting:
Máy chủ Web: Phải có các phần cứng tốt, tốc độ truy cập nhanh, ổn định, băng thông rộng,...
Hệ điều hành: Thường là windows và Linux, người thiết kế web sẽ cho bạn biết là nên chọn loại nào để đáp ứng được với yêu cầu của trang web.
Vị trí đặt máy chủ: Vị trí đặt máy chủ được lựa chọn sao cho phù hợp với đa số vị trí của khách truy cập. Chẳng hạn nếu như trang web của bạn có nội dung là tiếng Việt và khách truy cập chủ yếu đến từ Việt Nam thì bạn bạn nên chọn Hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam để có được tốc độ truy cập cao nhất, dĩ nhiên là đối với những khách truy cập đến từ quốc gia khác sẽ chậm hơn.
Gói dịch vụ: Hosting thường được chia làm nhiều gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau và chi phí cũng khác nhau. bạn hãy tham khảo để so sánh các thông số giữa các gói dịch vụ này để chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Các dịch vụ cộng thêm: FTP (truyền dữ liệu), Email (thư điện tử), cài đặt, sao lưu và phụ hồi dữ liệu,... được dùng miễn phí hay phải trả thêm phí.
Các hạn chế: Bạn hãy kiểm tra và yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hosting thông tin về các mặt hạn chế của các gói dịch vụ nếu nó chưa được công bố, chẳn hạn như: giới hạn băng thông, dung lượng lưu trữ của ổ dĩa cứng, giới hạn sử dụng tài nguyên hệ thống (CPU, RAM,...), giới hạn dung lượng của tập tin được phép tải lên,...
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Tư vấn, hỗ trợ khách hàng có nhanh chóng và hiệu quả hay không...
Chi phí: Đây là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, trong khi các gói dịch vụ của các nhà cung cấp Hosting ở Việt Nam rất hạn chế và mắc thì các gói dịch vụ Hosting ở các nước khác thường không giới hạn nhưng rẻ hơn rất nhiều.

Quản lý trang web

Sau khi có được trang web thì công việc cần làm là phải quản lý và cập nhật nội dung.
Bạn hãy thường xuyên cập nhật nội dung mới và có chất lượng cho trang web để thu hút khách, nếu có các chủ đề riêng và hay sẽ là một lợi thế.
Nếu là trang Web bán hàng thì phải luôn cập nhật sản phẩm và giá mới thường xuyên, khách hàng sẽ không vào nữa nếu biết sản phẩm được đăng trên trang Web của bạn hiện không còn và giá cả cũng không đúng.
Một số trang web có thêm phần đánh giá, góp ý, diễn đàn,... để giao tiếp và hỗ trợ khách hàng được đánh giá rất tốt.
Sao lưu định kỳ các dữ liệu và toàn bộ trang web để có thể phục hồi lại nếu trang web gặp sự cố.
Luôn theo dõi và cập nhật các sửa lỗi để nâng cao bảo mật cho trang web.

Quảng bá trang web

Để trang web được nhiều người biết đến thì công việc quảng bá là cần thiết, ngoài cách làm cho nội dung phong phú để thu hút khác thì trang web của bạn phải được các máy tìm kiếm (Search Engine) thống kê khi người dùng tìm kiếm thông tin có liên quan đến trang web của bạn.
Thông thường thì các máy tìm kiếm sẽ lần theo dấu vết để tìm đến trang web của bạn nhưng với điều kiện phải có nhiều người truy cập. Tuy nhiên có một cách đơn giản và nhanh đó là thuê dịch vụ để giúp quảng bá trang web, đăng ký trang web vào các máy tìm kiếm hoặc có thể tự mình đăng ký vào các máy tìm kiếm.
Nếu trang web của bạn kinh doanh bán hàng thì tốt nhất là thuê đăng Banner quảng cáo hoặc đặt TextLink trên các trang web có lượng truy cập đông, thứ hạng Alexa cao và google PR từ 5/10 trở lên để thu hút lượng khách truy cập vào trang web của bạn.

Phân biệt giữa Web hosting và VPS

Mình chắc chắn có nhiều người không thể phân biệt nổi VPS và Web hosting hay còn gọi là Shared hosting, hoặc không biết VPS hay Web hosting phù hợp cho website của mình, sau đây mình xin tư vấn cho các bạn được rõ.

1, Web hosting là một vùng trên một ổ cứng của một “tòa nhà” có tên là Server, máy chủ này là một chiếc máy tính trong đó phân các vùng trong ổ đĩa theo gói và theo dung lượng đã định bằng một phần mềm quản lý hosting như Cpanel hoặc DirectAdmin … và mọi cấu hình trên host là cấu hình chung của Server, được giới hạn nguồn tài nguyên nhất định. Một máy chủ có thể phân làm 300 Web hosting.

2, VPS là một vùng trên ổ đĩa, nhưng có quyền ngang bằng với Server riêng, nó được phân ra bởi một Server vật lý, với một phần mềm tách tài nguyên của máy chủ chính thành các VPS, các VPS thường độc lập hẳn với máy chủ vật lý về nguyên tắc hoạt động, cũng bị giới hạn bởi Dung lượng và băng thông. Một máy chủ vật lý có thể phân được tầm 20 cái VPS.


Sự khác nhau giữ chúng

+ Web hosting có hệ điều hành, nhưng không thể thay đổi được do chung cấu hình Server

VPS không có hệ điều hành, bạn phải cài

+ Web hosting có dung lượng lưu trữ giới hạn, băng thông thấp

VPS thường có băng thông và dung lượng cao hơn

+ Web hosting fixed cứng

VPS thích làm gì thì làm

+ Web hosting đơn giản trong cấu hình, mọi thứ được sắp đặt sẵn

VPS thì đừng mơ, cần phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý máy chủ mới có thể xài, không cần thận thì tốn tài nguyên và kém bảo mật !

Nên chọn cái nào ?

+ Nếu bạn có trình độ hoặc kinh nghiệm hay kiến thức quản trị hệ điều hành Linux hoặc quản trị máy chủ nói chung, thì nên sắp một em VPS cho nó lành, thích làm gì với em nó thì làm.

+ Nếu bạn chỉ là dân làm web cơ bản và không thể quản trị VPS hay máy chủ, tốt nhất là xài Web hosting

+ Nếu website cần một vài cấu hình đặc biệt, bạn nên dùng VPS

+ Nếu website phát triển mạnh, đông truy cập, cũng nên dùng VPS

+ Nếu bạn muốn tích trữ kinh nghiệm quản trị máy chủ, hãy dùng VPS.

Bảo mật web server - Những kinh nghiệm không thể bỏ qua



Không phải một thiết kế web bảo mật là có thể bảo vệ website hay web server khỏi hacker. Người quản trị website cũng cần nẵm những thủ thuật, kinh nghiệm để có thể tối ưu hóa bảo mật cho server và website của mình. Tổng hợp kinh nghiệm bảo mật web server đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện bảo mật máy chủ web.

A. Bảo mật mật khẩu

1. Sử dụng mật khẩu có ít nhất 8 ký tự
2. Sử dụng mật khẩu có độ phức tạp bao gồm số, chữ, ký hiệu …
3. Sử dụng nhiều mật khẩu cho các tài khoản khác nhau.
4. Kiểm tra độ mạnh mật khẩu bằng các công cụ hỗ trợ.
5. Không sử dụng các mật khẩu thông dụng. VD : 123456, toikhongbiet …
6. Không sử dụng mật khẩu lặp nhiều lần VD : 1111111111, 1212121212…
7. Không sử dụng mật khẩu có chứa thông tin như ngày sinh của bạn, số điện thoại …
8. Không lưu trữ mật khẩu trên máy tính xách tay, điện thoại hoặc máy tính bảng.
9. Sử dụng hệ thống bảo vệ mật khẩu bởi một nhà cung cấp uy tín (Ví dụ :LastPass).
10. Thiết lập “Xác minh 2 bước” khi nhà cung cấp có dịch vụ.
11. Sử dụng chức năng kiểm tra mức độ mật khẩu

B. An toàn các giao thức truyền tải thông tin


12. Sử dụng giao thức bảo mật FTP File Transfer Protocol
13. Sử dụng SSH thay vì Telnet
14. Sử dụng giao thức bảo mật cho Email (POP3S/IMAPS/SMTPS).
15. Bật tính năng bảo mật SSL (HTTPS).
16. Sử dụng VPN khi có sẵn.
17. Sử dụng tường lửa trên tất cả thiết bị endpoints, bao gồm Server và Client.
18. Sử dụng residential/office firewall/IPS trên hệ thống.
19. Mã hóa dữ liệu trên Email.
20. Không sử dụng máy tính công cộng để truy cập dữ liệu nhạy cảm.

C. Bảo mật ứng dụng Web


21. Đăng ký thông báo những bản cập nhật website.
22. Cập nhật các phiên bản website mới nhất.
23. Sử dụng các công cụ quét bảo mật như Nessus.
24. Sử dụng tường lửa trình duyệt Web.
25. Kiểm tra tập tin tải lên đảm bảo mã nguồn không được upload lên.
26. Mã tùy chỉnh về bảo mật.
27. Sử dụng frameworks với hệ thống bảo mật tốt.
28. Bảo mật đường dẫn nhạy cảm ‘directory/file’.
29. Hạn chế đăng nhập IP với mục dành cho “Quản trị viên”.
30. Làm sạch khung nhập.
31. Ẩn các thư mục nhạy cảm hoặc hạn chế truy cập.
32. Sử dụng các lệnh Shell trong mã.
33. Không tin vào những đường dẫn HTTP bởi những người giới thiệu, rất có thể nó được giả mạo.
34. Sử dụng POT thay cho GET để gửi những dữ liệu nhạy cảm trên đường dẫn.
35. Xác nhận dữ liệu từ máy chủ.
36. Không dựa vào các tập tin tương đối và tên đường dẫn.
37. Xác định quyền truy cập từng file.
38. Giới hạn đăng tải tệp tin, cho những tệp tin được phép (.zip, .jpg, .png…)
39. Tạo các lỗi an toàn, không tiết lộ thông tin nhạy cảm.
40. Cẩn thận xử lý với các tệp tin Cookie, nó có thể được chỉnh sửa.
41. Mã hóa các tệp tin cấu hình (config.php).
42. Bảo vệ các cuộc tấn công DDOS.
43. Vô hiệu hóa url fopen nếu có thể.
44. Kích hoạt chế độ Safe mode trong hệ thống Apache nếu có thể.
45. Vô hiệu hóa các hàm Apache nguy hiểm.
46. Cẩn thận với các tệp tin nhạy cảm “.bak, .txt, ,sql” trong thư mục web.
47. Cẩn thận sử dụng các phiên bản mặc định trên root.
48. Thiết lập mặc định trả lời và theo dõi email trả lại.
49. Luôn cập nhật phiên bản mới nhất.
50. Luôn kiểm tra các lỗi và log trên hệ thống.

D. Bảo mật máy chủ


51. Cập nhật các phiên bản hệ điều hành thường xuyên.
52. Cập nhật Control thường xuyên.
53. Giảm thông báo thông tin (VD: Đổi ServerTokens trong Apache).
54. Không cài đặt phần mềm không được sử dụng.
55. Không sao lưu hoặc phần mềm các phiên bản cũ.
56. Hạn chế quyền truy cập vào các tài khoản nhạy cảm.
57. Chắc chắn rằng hệ thống Logs hoạt động.
58. Chắc chắn rằng máy chủ đã cài đặt tường lửa.
60. Xóa các thông tin mặc định trên Database.
61. Vô hiệu hóa quyền truy cập root trong SSH.
62. Sử dụng quyền đăng nhập có SSH key.
63. Vô hiệu hóa các dịch vụ không sử dụng.
64. Luôn có hệ thống tự sao lưu hệ thống.
65. Kiểm tra hệ thống sao lưu.
66. Không phát triển hệ thống chưa được công bố.
67. Luôn cập nhật hệ thống dịch vụ thông báo bảo mật.
68. Theo dõi lưu lượng web kiểm tra những hoạt động bất thường.
69. Thường xuyên quét, kiểm tra bảo mật.
70. Thiết lập các dịch vụ mặc định trong Apache, SSH và dịch vụ khác.
71. Sử dụng tài khoản root khi cần thiết.
72. Sử dụng “sudo” để cấp quyền tài khoản.
73. Kích hoạt “SELinux”.
74. Sử dụng mạng riêng thông với mạng chính.
75. Sử dụng mã khóa thích hợp.
76. Thực hiện kiểm tra mật khẩu.
77. Thực hiện các mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu hàng tháng.

Kinh nghiệm để chọn được một Web Hosting ưng ý

Một số kinh nghiệm để chọn một web hosting tốt nhất? Có một vài người vì muốn tiết kiệm tiền hoặc chưa dám mạnh dạn đầu tư nên hay tìm những free web hosting. Và thường thì các bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng free web hosting bao giờ cũng nhiều lỗi, hay die, banner quảng cáo, cấm cái này hạn chế cái kia...và có thể die bất cứ lúc nào.

Và thử tưởng tượng bạn đầu tư cả núi thời gian vào đó tự nhiên một ngày lên mạng thấy website không còn truy cập được và bạn lại bắt đầu lại từ con số 0. Chính vì vậy hãy mạnh dạn đầu tư một khoản chi phí nhỏ để có thể an tâm phát triển website và có doanh thu từ chính website đó mang lại.

Web hosting là gì?


Về cơ bản web hosting là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ website mà bạn tạo ra trên server và nó có khả năng truyền dữ liệu trên Internet. Cho nên khi có ai đó gõ vào tên miền của bạn và website của bạn sẽ xuất hiện. Server hiểu nôm na cũng là một dạng máy tính chịu trách nhiệm "phục vụ" cho website của bạn trên internet.


Làm thế nào để chọn một web hosting thật tốt?

Một khi bạn đi đến quyết định mua host cho mình thì bạn phải cân nhắc rất nhiều điều kiện và có khi bạn cũng phân vân làm thế nào để biết một web hosting được cho là tốt? vì trên mạng có quá nhiều nhà cung cấp hosting với những lời quảng cáo ngọt như đường. Tuy nhiên trước khi quyết định mua host của một công ty nào đó bạn nên kiểm tra ngay xem nó có thực sự tốt hay không. Thật may mắn cho chúng ta là việc kiểm tra lại khá đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.

Theo tôi điều kiện tiên quyết để chọn một web hosting là dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Bởi vì chúng ta khi mua host đã gửi gắm tất cả niềm tin và tài sản của mình cho họ, nhưng chúng ta lại không thể trực tiếp xử lý nếu có việc gì xảy ra mà phải nhờ đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Tất nhiên một khi bạn có bất trắc bạn muốn vấn đề của bạn phải được giải quyết ngay chứ không phải ngồi đợi một vài ngày. Bởi vì một ngày đợi chờ là một ngày bạn mất đi một số lượng khách đến thăm trang web của mình, đó là điều chẳng Webmaster nào muốn cả.


Nếu tôi chọn host cho mình tôi sẽ không chọn những công ty nào mà không có dịch vụ hỗ trợ trực tuyến hoặc bằng điện thoại trong trường hợp khẩn cấp. Trong thực tế bạn thấy hầu như công ty hosting nào cũng có số điện thoại liên lạc, nhưng hình như số đó chỉ để làm cảnh thôi. Họ thực sự không trả lời bạn như họ đã quảng cáo là 24/7/365, đa số là từ thứ 2 đến thứ 7. Khi lần đầu tiên tôi mua host là tôi mua ở một công ty ở Hà Nội, ngày đó cứ được 2 ngày là site lại down (down tức là không vào được) một lần mà bandwidth (bandwidth là băng thông) thì còn dư quá trời. Gọi Yahoo cũng chẳng thấy ai, gọi điện thì cũng chỉ vào giờ hành chính thì may ra mới gặp. Mà trả lời thì cô hồn hết biết! "tại website của anh có diễn đàn nên server không chịu nổi nên die thôi. Từ trước đến nay công ty chúng tôi chỉ host cho những website công ty không có diễn đàn". Hay những câu trả lời tương tự vậy? Và bạn coi như mình mất một khoản học phí đầu tiên khi bước chân vào làng web hosting.

Vậy bạn sẽ làm thế nào để kiểm tra được dịch vụ của họ có tín nhiệm hay không? bằng cách đơn giản là thử kiểm tra họ như khi bạn đi mua quần áo bạn cũng được quyền mặc thử vậy. Nếu họ có số điện thoại mà trong hầu hết trường hợp họ phải có bạn thử gọi họ vào buổi tối muộn muộn một chút hoặc gọi vào cuối tuần để xem họ có ở đó không? Bạn cũng có thể gửi email đến cho họ và hỏi họ những câu hỏi cơ bản như "email của host có auto response không?" hoặc "em có thể tách domain ra khỏi host được không?" và xem xem mất bao lâu thì họ trả lời bạn. Nếu trong trường hợp không khẩn cấp lắm thì khoảng 1 ngày là có thể chấp nhận được.Nếu bạn gửi mail vào thứ 7 và đến thứ 2 mà vẫn chưa nhận được thì chắc chắn dịch vụ đó không tốt rồi.Và nếu họ còn không có cả số điện thoại để liên lạc thì tốt nhất bạn nên chọn dịch vụ hosting khác.

Những việc nên và không nên khi chọn web hosting

Một khi những bước thử đã xong và bạn muốn mua dịch vụ của họ, thì vấn đề sẽ là bạn sẽ chọn dịch vụ nào và tất nhiên dịch vụ càng cao thì càng mắc tiền. Nhưng theo tôi space (space là dung lượng hosting để chứa trang web) không phải là vấn đề quyết định mà là những định dạng họ hỗ trợ và bandwidth hoặc còn gọi là traffic. Nếu bạn có ý định cài forum (forum tức là diễn đàn) hoặc dùng portal CMS thì bạn nên chọn những web hosting có hỗ trợ PHP, ASP hoặc CGI.Nhưng hiện nay hầu hết những dịch vụ hosting đều hỗ trợ những dạng này.

Số lượng bandwidth thường được tính bằng đơn vị Gb. Nhỏ nhất là 1 Gb (1GB = 1000Mb)  và lớn nhất là không giới hạn. Bạn sẽ phải tự dự đoán xem một tháng mình dùng hết bao nhiêu bandwidth, thường thì phụ thuộc vào số lường người truy cập và những hình ảnh trên trang của bạn. Nếu trang của bạn hy vọng có số lượng lớn người truy cập, hoặc cho download nhạc thì bạn phải chọn những host có lượng bandwidth lớn và ngược lại.

Sau khi bạn quyết định được bandwidth rồi thì mới tính đến dung lượng của host đó. Thường thì 1 hoặc 5 Gb là đủ dùng cho 1 tháng, bạn cũng cần chú ý xem SQL của host đó là bao nhiêu? bao nhiêu địa chỉ email...
Chúc các bạn thành công !

Kinh nghiệm lựa chọn Tên miền (Domain) phù hợp, hiệu quả.

Có được một tên miền - domian tốt sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công trên Internet. Tuy nhiên, lựa chọn được một tên miền tốt quả thực không dễ dàng.


1. CÀNG NGẮN CÀNG TỐT

Tên miền càng ngắn càng tốt, ví dụ: tintuc.vn | sms.vn | wap.vn, tên miền ngắn sẽ dễ nhớ, dễ gõ và khách hàng dễ tìm thấy Website của bạn trên mạng Internet.

2. LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM, THƯƠNG HIỆU, TÊN CÔNG TY CỦA BẠN

Điều này giúp nhiều khách hàng biết đến sự hiện diện của bạn trên mạng Internet. Tuy nhiên bạn thường khó chọn được đúng tên miền mình muốn do đã bị chủ thể khác đăng ký.

3. DỄ NHỚ VÀ KHÔNG THỂ VIẾT SAI

Tên miền ngắn nhưng phải dễ nhớ, dễ đọc và không thể viết sai. Tốt là tên miền có từ gợi nhớ hoặc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn, ví dụ: tintuc.vn | sms.vn | wap.vn. Các tên  gần gũi với đời sống, tên đặc biệt, ngộ nghĩnh, ấn tượng rất đáng để quan tâm.

4. CHỌN DOMOAIN VIỆT NAM HAY QUỐC TẾ

Nếu bạn là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, domain Việt Nam .vn | .com.vn | .net.vn... chắc chắn là sự lựa chọn tốt nhất. Trường hợp sản phẩm dịch vụ của Quý khách cung cấp cho thị trường toàn cầu nên đăng ký thêm các tên miền quốc tế .com | .net | .org....

5. ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN THEO KIỂU "BAO VÂY"

Ðăng ký nhiều tên miền theo kiểu "bao vây" tên miền chính để đối thủ không thể đăng ký tên miền tương tự gây nhầm lẫn với domain của bạn, có tác dụng tiêm phòng. Đây là cách hiệu quả nhất để bảo vệ thương hiệu của bạn. hãy kiểm tra tên miền thật kỹ khi đăng ký

6. QUY TẮC ĐẶT TÊN

 Không được nhiều hơn 63 ký tự (không bao gồm .vn | .com.vn | .net.vn | .com | .net | .org...)
Tên gồm các ký tự từ a đến z, các chữ số từ 0 đến 9 và dấu -, không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu -
Không bắt đầu tên miền bằng dãy ký tự xn--
Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.