Hiển thị các bài đăng có nhãn ten mien. domain. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ten mien. domain. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Làm cách nào để thay đổi tên miền mà không ảnh hưởng đến SEO

Thay đổi tên miền – Với nhiều doanh nghiệp sau một thời gian dài sử dụng chỉ một tiền miền duy nhất và hiện tại ten mien của các bạn có một lượng lớn traffic cũng như ranking cao thì việc phải tiến hành thay đổi tên miền để phù hợp với chiến lược kinh doanh của các bạn là một đều khá khó khăn bởi việc xây dựng cho mình 1 domain với số lượng ranking cao như thế là không hề dễ. Thế nhưng khi đến với công ty thì đây lại là một vấn đề khá đơn giản, chúng tôi sẽ tiến hành thay đổi tên miền mới cho quý khách nhưng vẫn có thể giữ lại nguyên vẹn quyền ranking của tên miền cũ cho quý khách hàng.




Nói một cách đơn giản hơn đó là công ty chúng tôi sẽ giữ lại những domain mà quý khách đã đăng ký tên miền trước đó và chuyển sang tất cả từ domain cũ sang domain mới cho quý khách từ traffic cho đến thứ hạng của từ khóa. Đầu tiên công ty chúng tôi sẽ trỏ DSN của quý khách về thư mục cũ của domain trước đấy, làm thế nào để khi truy vấn ở domain mới thì nội dung mới sẽ có nội dung tương tự như ở domain cũ, chúng tôi sẽ change DSN, add domain vào cùng 1 thư mục.

Bước kế tiếp là dùng 301 redirect trỏ truy vấn từ tên miền cũ sang tên miền mới, quá trình này sẽ thông báo cho Google biết rằng website của các bạn sẽ thay đổi sang 1 domain mới vĩnh viễn, các bạn có thể tiến hành công đoạn này bằng việc sử dụng file mod-rewrite, .htaccess đối với server linux.

Cuối cùng các bạn có thể add domain mới vào hệ thống google webmaster cũng như các công cụ tìm kiếm khác.

Chúng tôi hiểu rằng vẫn còn nhiều người đánh giá sai về vấn đề chuyển ranking trong quá trình thay đổi tên miền, nhưng các bạn cần hiểu rõ được rằng để có được cho mình một trang website có lượng ranking cao như thế là chuyện không phải 1 sớm 1 chiều sẽ làm được, đó chính là công sức lớn của cả một team SEO, điều này sẽ giúp cho quý khách hàng đánh giá được tình trạng và chất lượng dịch vụ của website và những gì mà các bạn đem đến cho thị trường, chúng sẽ là những trợ thủ đắc lực nhất, đem lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp của bạn.


Để chọn được tên miền ưng ý dựa trên những yếu tố nào?

Để làm một trang web thì domain là một trong những thành phần không thể thiếu trong khâu chuẩn bị của bạn. Vậy domain là gì? nó có tầm quan trọng ra sao đối với trang web của bạn? và nên chọn một domain như thế nào? Bài viết này sẽ phần nào giải đáp cho bạn những câu hỏi trên.



Domain dịch sang tiếng Việt là “Tên miền”, nó là một đường dẫn tới trang web của bạn hay có thể gọi là một “địa chỉ web”. Giống như căn nhà của bạn vậy, cần phải có một địa chỉ để cho mọi người có thể nhớ và dễ dàng tìm đến mỗi khi cần thiết.

Một số đặc điểm tên miền: 

Tên miền không được vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần đuôi .com, .net, .org, .info).

Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.

Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu (-).

Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hay http://www.

Đặt tên domain như thế nào để tối ưu nhất?

Tên miền phải thật ngắn gọn, dễ nhớ:
Thường thì người dùng có xu hướng nhớ những tên miền ngắn gọn, đọc xuôi miệng và có nghĩa nhiều hơn. Bạn nên đặt tên miền là một từ có nghĩa và càng ít “tiếng” càng tốt

Vd: google.com, yahoo.com, 7pop.net…: khi phát âm ta chỉ nghe thấy 4 tiếng

Đặt tên miền gần với tên chủ đề mà blog bạn hướng tới nhất.
Vì các SE (Search engine) thường dò tìm dựa trên các permalink (đường dẫn) thứ tự ưu tiên là tìm từ trái qua phải, thế nên web bạn sẽ có cơ hội xuất hiện ở trang nhất nhiều hơn nếu từ khóa tìm kiếm trùng với tên domain của bạn.

Vd: khi bạn tìm từ “domain” hay “ten mien” thì sẽ thấy những trang như: domain.com, tenmien.com hiển thị ngay ở trang đầu, mặc dù xếp hàng PR của những trang nầy không cao

Nếu có thể, hãy đặt tên domain trùng với tên mà mọi người đều có thể đọc được và biết đến nó dù cho họ là người nước ngoài.

Vd: 7pop.net, Alibaba.com…

Chọn tên miền phù hợp nhu cầu

Tùy theo nội dung của website và nhu cầu của người chủ web để ta có thể chọn cho mình một tên miền phù hợp.

Thường thì mỗi một tên miền phục vụ cho một tiêu chí khác nhau.

Tên miền cấp 1, tên miền cấp 2:

Các cấp của tên miền

Tên miền cấp 1 (top level domain) những tên miền loại này có đặc điểm là chỉ có 1 dấu chấm “.” như: 7pop.net, tuoitre.vn, google.com…

Tên miền cấp 2 (second level domain) là các tên miền có 2 chấm như: thanhnien.com.vn, nvhtn.org.vn…

Subdomain: còn gọi là tên miền con, là những tên miền được tạo thêm từ tên miền cấp 1 hoặc tên miền cấp 2.

Lưu ý: cần phân biệt subdomain với Tên miền cấp 2, tên miền cấp 2 thường có đuôi của tên miền phổ biến và theo sau đó là đuôi của tên miền quốc gia

Một số đuôi tên miền phổ biến: 

.com: là kí hiệu viết tắt của từ “commercial”, nghĩa là thương mại, là phần mở rộng tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu một tên miền loại này bởi vì nó khẳng định vị thế cao của doanh nghiệp trên mạng Internet

.net: viết tắt của từ “network”, nghĩa là mạng lưới, thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty kinh doanh website, và các tổ chức khác có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet. Ngoài ra, các công ty cũng thường chọn tên miền .net cho các website trên mạng Intranet

.org: viết tắt của từ “organization”, có nghĩa là tổ chức, thường được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức liên kết thương mại.

.biz: thường được sử dụng cho các trang web nhỏ, các trang thương mại điện tử của một số cửa hàng nhỏ, web giải trí về nhạc, phim…

.info: viết tắt của từ “infomation”, có nghĩa là thông tin, thuờng được đặt tên cho các trang web “tài nguyên” có uy tín và là dấu hiệu nhận biết một trang web tài nguyên. Đây cũng là phần mở rộng phổ biến nhất ngay sau các loại tên miền .com, .net và .or

.gov: tên miền dành cho các cơ quan tổ chức thuộc chính phủ

.edu: tên miền dành cho các tổ chức giáo dục, trường học…

Và những tên miền quốc gia(.vn, .com.vn…) thường được người trong nước tin tưởng hơn là tên miền quốc tế (.com, .net, .org…)

Những tên miền mới xuất hiện:

.tv: dành cho các công ty truyền thông, các đài truyền hình

.mobi: dành cho các công ty viễn thông, công ty sản xuất thiết bị di động…

.name: là một loại tên miền đặc biệt chỉ sử dụng cho các cá nhân. Nó thường được sử dụng để mọi người dễ nhớ địa chỉ email hoặc website cá nhân của một người nào đó và thường trình bày những hình ảnh hay các thông tin cá nhân về người này.

.asia: dành cho khách hàng, tổ chức thuộc khu vực châu á

.tk: tên miền thuộc chủ quyền của nước Tokelau. Là một tên miền cho phép đăng ký miễn phí, trước đây, người dùng chỉ có thể sử dụng chức năng redirect tên miền nầy tới blog/website của họ mà thôi. Gần đây dot.tk đã cho người dùng sử dụng chức năng DNS để gắn tên miền nầy vào host hoạt động như một website riêng

.mp: là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Quần đảo Bắc Mariana. Trong khi có một số ít trang liên quan đén Quần đảo Bắc Mariana (như trang chính phủ dưới .gov.mp và một ít trang ở .org.mp và .com.mp), bạn có thể đăng kí miễn phí tên miền này thông qua trang chi.mp

.xxx: tên miền này các bạn tự đoán nhé

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Làm thế nào để có một Website ???

Sở hữu một trang web (Website) cá nhân để hỗ trợ cho công việc hay chỉ đơn giản dùng để chia sẻ những kiến thức cá nhân luôn được nhiều người mong muốn. Nhưng có rất nhiều người lại không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có được một trang web.

Các bước cơ bản để có một trang web

Đăng ký tên miền (Domain)


Hãy hiểu một cách đơn giản là bất cứ cái gì cũng đều có một cái tên và trang web cũng vậy, nó cũng cần có một cái tên và được gọi là tên miền (Domain Name). Đây chính là địa chỉ được dùng để truy cập vào trang web của bạn, nó sẽ có dạng http://domain_name.com
Theo kinh nghiệm thì bạn nên chọn tên miền có liên quan với nội dung của trang web. Thí dụ trang web của bạn có nội dung là bán các linh kiện vi tính thì tên miền tốt nhất nên là vitinh.com, linhkienvitinh.com,... đây sẽ là một trong những lợi thế giúp trang web của bạn được xếp đầu tiên trong kết quả của các công cụ tìm kiếm.
Tên miền thường có 2 cấp (hoặc có thể nhiều hơn) và được ngăn cách bởi dấu chấm (.), trong đó tên miền cấp 1 thuộc quốc gia (.vn: Việt Nam, .us: Mỹ,...) hoặc quốc tế (.com, .net, .org,...). Tên miền cấp 2 là tên của trang web và đây chính là phần tên đăng ký. Ngoài ra còn có thể có tên miền cấp 3 (thí dụ: ten_mien.com.vn) do các quốc gia qui định.
Hãy chọn cho trang web của mình một cái tên ưng ý và tìm đến một nhà cung cấp dịch vụ đăng ký và quản lý tên miền, nơi đây sẽ tư vấn thêm cho bạn cách chọn tên miền cấp 1 phù hợp với trang web của bạn và không bị trùng với những tên miền khác đã được đăng ký. Hãy đăng ký tên miền đầu tiên và càng sớm càng tốt nếu không muốn tên miền mà bạn định đăng ký bị người khác chiếm mất.
Khi đăng ký tên miền sẽ phải trả lệ phí đăng ký một lần duy nhất (nếu có) và chi phí duy trì hàng năm (có thể trả theo từng năm hoặc trả trước một lần cho nhiều năm).
Thông thường sau khi đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu tên miền. Hãy yêu cầu để có được giấy chứng nhận này và phải do chính mình đứng tên chủ sở hữu để tránh có sự tranh chấp nếu có.
Ngoài ra cần phải chú ý đến các dịch vụ cộng thêm và hỗ trợ cho tên miền, các dịch vụ này thường miễn phí nhưng có một số nhà cung cấp dịch vụ lại tính phí.
Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng cần phải chú ý đó là bản quyền. Một số công ty, tổ chức có thể đã đăng ký bản quyền về tên miền. Chẳng hạn như OSM (Open Source Matters) đã đăng ký bản quyền của cụm từ  (chuỗi) "joomla", điều này có nghĩa là bạn có thể đăng ký tên miền nhưng sẽ phải xin phép họ để được sử dụng tên miền có cụm từ "joomla" trong đó (thí dụ: joomlaviet.com, webjoomla.com, webjoomlaus.com,...

Thiết kế trang web


Công việc tiếp theo thường được chọn là thuê chỗ đặt trang web (Hosting) nhưng đó thường là một lựa chọn sai lầm, bởi vì một khi bạn chưa hình dung ra được trang Web của mình như thế nào, hoạt động ra sao, thiết kế trên công nghệ gì, mã nguồn gì,... thì không nên vội vàng thuê Hosting, ngoài ra thời gian thiết kế web có thể kéo dài nên sẽ gây lãng phí.
Hãy bắt tay vào việc thiết kế Web nếu bạn có khả năng hoặc tìm nơi thiết kế Web giúp bạn. Do bạn đã đăng ký tên miền nên sẽ rất thuận lợi cho việc trình bày trang web và tạo biểu tượng (Logo) được theo đúng như ý bạn.
Nếu giao cho người khác thiết kế trang web bạn hãy nêu lên những ý tưởng và công việc cần làm trên trang web để giúp việc thiết kế được thuận tiện. Nên tham khảo thêm các trang web khác và tiếp nhận sự tư vấn từ phía nhà thiết kế để đạt kết quả tối ưu cho trang web.
Một số dịch vụ thiết kế Web thường hỗ trợ thêm các dịch vụ khác như đăng ký tên miền, hỗ trợ Hosting... hãy cân nhắc kỹ các dịch vụ này vì rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xãy ra khi dịch vụ này không còn hoạt động nữa như mất tên miền, hosting, trang web,...
Chi phí thiết kế trang web cũng là vấn đề đáng quan tâm. Một số nơi có giá rất mắc nhưng cũng có một số nơi có giá rất rẻ, sự chệnh lệch này do nhiều nguyên nhân mà trong đó có thể kể đến như sau:
Sử dụng các mã nguồn khác nhau, loại có phí và những loại mã nguồn miễn phí.
Thiết kế giao diện mới và sử dụng độc quyền hay sử dụng các giao diện cũ, đã được nhiều người sử dụng.
Chi phí thiết kế có bao gồm việc nhập dữ liệu (nội dung) cho toàn bộ trang web hay chỉ thực hiện một số nội dung mẫu.
Số lượng các chức năng, tính năng của trang web và các yêu cầu khác của bạn nhiều hay ít.
Các dịch vụ khác như SEO/SEF (tối ưu trang web), đăng ký vào các máy tìm kiếm, danh bạ web,...
Nếu có một ít kiến thức vi tính bạn cũng có thể tự làm cho mình một trang web đơn giản bằng các chương trình như MS word, MS Frontpage, DreamWeaver,... hoặc làm các trang web động bằng cách cài đặt và sử dụng một trong các chương trình quản lý nội dung (CMS) miễn phí như: Joomla!, Mambo, Drupal,... các chương trình này sẽ giúp bạn có được một trang web với nhiều kiểu trình bày rất đa dạng.
Hãy bắt đầu thiết kế Web ngay trên máy tính của bạn và tham khảo thêm thông tin trên các trang Web, Diễn đàn,... Để tự thiết kế Web, trên máy của bạn có thể cần phải cài đặt chương trình Web Server để chạy thử, các chương trình Web Servser thông dụng và dễ sử dụng là WampServer và XAMPP, đã được tích hợp đầy đủ các chức năng cần thiết cho trang web hoạt động.

Thuê chổ đặt trang Web (Hosting)



Hosting là nơi lưu trữ trang web, được đặt trên một máy chủ Web (Web Server), máy chủ này cung cấp dịch vụ Web và luôn được kết nối với Internet để trang web hoạt động và cho phép mọi người truy cập.
Sau khi đã có trang web và đã nắm được mọi kỹ thuật cũng như hoạt động của trang web thì đã đến lúc tính đến việc thuê Hosting. Lựa chọn Hosting có lẽ là một công việc khó khăn nhất, tìm được một nhà cung cấp dịch vụ Hosting như ý quả thật không đơn giản. Rất nhiều trường hợp phải chuyển qua Hosting khác do sự không tương thích với mã nguồn làm cho trang web hoạt động không ổn định và do các dịch vụ hỗ trợ khách hàng kém.
Các thông tin cần chú ý khi lựa chọn Hosting:
Máy chủ Web: Phải có các phần cứng tốt, tốc độ truy cập nhanh, ổn định, băng thông rộng,...
Hệ điều hành: Thường là windows và Linux, người thiết kế web sẽ cho bạn biết là nên chọn loại nào để đáp ứng được với yêu cầu của trang web.
Vị trí đặt máy chủ: Vị trí đặt máy chủ được lựa chọn sao cho phù hợp với đa số vị trí của khách truy cập. Chẳng hạn nếu như trang web của bạn có nội dung là tiếng Việt và khách truy cập chủ yếu đến từ Việt Nam thì bạn bạn nên chọn Hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam để có được tốc độ truy cập cao nhất, dĩ nhiên là đối với những khách truy cập đến từ quốc gia khác sẽ chậm hơn.
Gói dịch vụ: Hosting thường được chia làm nhiều gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau và chi phí cũng khác nhau. bạn hãy tham khảo để so sánh các thông số giữa các gói dịch vụ này để chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Các dịch vụ cộng thêm: FTP (truyền dữ liệu), Email (thư điện tử), cài đặt, sao lưu và phụ hồi dữ liệu,... được dùng miễn phí hay phải trả thêm phí.
Các hạn chế: Bạn hãy kiểm tra và yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hosting thông tin về các mặt hạn chế của các gói dịch vụ nếu nó chưa được công bố, chẳn hạn như: giới hạn băng thông, dung lượng lưu trữ của ổ dĩa cứng, giới hạn sử dụng tài nguyên hệ thống (CPU, RAM,...), giới hạn dung lượng của tập tin được phép tải lên,...
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Tư vấn, hỗ trợ khách hàng có nhanh chóng và hiệu quả hay không...
Chi phí: Đây là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, trong khi các gói dịch vụ của các nhà cung cấp Hosting ở Việt Nam rất hạn chế và mắc thì các gói dịch vụ Hosting ở các nước khác thường không giới hạn nhưng rẻ hơn rất nhiều.

Quản lý trang web

Sau khi có được trang web thì công việc cần làm là phải quản lý và cập nhật nội dung.
Bạn hãy thường xuyên cập nhật nội dung mới và có chất lượng cho trang web để thu hút khách, nếu có các chủ đề riêng và hay sẽ là một lợi thế.
Nếu là trang Web bán hàng thì phải luôn cập nhật sản phẩm và giá mới thường xuyên, khách hàng sẽ không vào nữa nếu biết sản phẩm được đăng trên trang Web của bạn hiện không còn và giá cả cũng không đúng.
Một số trang web có thêm phần đánh giá, góp ý, diễn đàn,... để giao tiếp và hỗ trợ khách hàng được đánh giá rất tốt.
Sao lưu định kỳ các dữ liệu và toàn bộ trang web để có thể phục hồi lại nếu trang web gặp sự cố.
Luôn theo dõi và cập nhật các sửa lỗi để nâng cao bảo mật cho trang web.

Quảng bá trang web

Để trang web được nhiều người biết đến thì công việc quảng bá là cần thiết, ngoài cách làm cho nội dung phong phú để thu hút khác thì trang web của bạn phải được các máy tìm kiếm (Search Engine) thống kê khi người dùng tìm kiếm thông tin có liên quan đến trang web của bạn.
Thông thường thì các máy tìm kiếm sẽ lần theo dấu vết để tìm đến trang web của bạn nhưng với điều kiện phải có nhiều người truy cập. Tuy nhiên có một cách đơn giản và nhanh đó là thuê dịch vụ để giúp quảng bá trang web, đăng ký trang web vào các máy tìm kiếm hoặc có thể tự mình đăng ký vào các máy tìm kiếm.
Nếu trang web của bạn kinh doanh bán hàng thì tốt nhất là thuê đăng Banner quảng cáo hoặc đặt TextLink trên các trang web có lượng truy cập đông, thứ hạng Alexa cao và google PR từ 5/10 trở lên để thu hút lượng khách truy cập vào trang web của bạn.

Khi nào thì doanh nghiệp bạn cần phải thuê server máy chủ ?

 Khi nào thì doanh nghiệp bạn cần phải thuê server máy chủ ?

Ngày nay CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Vậy máy chủ là gì? máy chủ hay còn gọi là server thực ra chỉ là một CPU, nhưng với những chức năng và cấu hình, tính chất khác,lớn hơn CPU, dùng hệ điều hành riêng, nó dùng để làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng, công ty, cơ quan lại với nhau... và nó là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính, sử dụng chung một máy in, làm server cho web, webmail..

Ta ví dụ như: trong một văn phòng có 10 máy tính độc lập, nếu không kết nối lại thì mổi máy muốn in thì phải cần một máy cho riêng mình, hoặc không thì phải cài driver máy in lên 10 máy tính, rồi mỗi lần in thì tháo máy in ra cắm qua lại với nhau..hay dùng USB drive chép dữ liệu qua máy in có gắn máy in để in...nhưng khi dùng server thì chúng ta không phải làm thế, chỉ cần cái máy in lên server, rồi nối mạng tất cả các máy lại, và tất cả các máy có thể in dễ dàng. hoặc muốn trao đổi thông tin qua lại với nhau, chỉ cần đưa lên server một thư mục dữ liệu chung là tất cả các máy trạm có thể dùng..ngoài ra còn dùng làm webmail trao đổi lẫn nhau..hay chạy website, một phần mềm chuyên dụng riêng..và mạng kết nối máy tính này gọi là mạng LAN..

Doanh nghiệp có thể chọn server gồm những hãng nào? đó là gồm Sun, IBM, HP, Dell, CompaQ,..nhưng Sun của hãng SUN MICROSYSTEM ( hãng sản xuất phần mềm Java, Unix Solaris, Openoffice, My SQL,...) là tốt hơn cả, cùng hệ điệu hành UNIX SOLARIS,và thương được dùng trong những ứng dụng cao..với công nghệ vượt trội, dù giá có cao hơn một chút.


Một server có giá từ 20 triệu đến 10 tỷ đồng.

Máy chủ thường là những máy chuyên dụng, nghĩa là chúng không thực hiện nhiệm vụ nào khác bên cạnh các nhiệm vụ dịch vụ của chúng. Tuy nhiên, trên các hệ điều hành đa xử lý, một máy tính có thể xử lý vài chương trình cùng một lúc. Một máy chủ trong trường hợp này có thể yêu các chương trình quản lý tài nguyên hơn là một bộ máy tính trọn vẹn.

Nếu bạn không biết tới các chức năng của một máy chủ, nhưng bạn đã từng nghe đến trong quá khứ, có thể bạn sẽ nghĩ về máy chủ như là một chiếc PC bí ẩn thực hiện những nhiệm vụ đáng kinh ngạc và nhìn chung là một hệ thống mở.

Trước khi chúng ta đào sâu nghiên cứu vào hoạt động bên trong của một máy chủ, chúng ta sẽ bắt đầu từ bằng cách bỏ đi cái gì được cho là bí ẩn ở đây. Từ một phối ghép phần cứng, một máy chủ đơn giản chỉ là một máy vi tính trên mạng của bạn, nó được cấu hình để chia sẻ nguồn tài nguyên của nó hoặc là chạy các ứng dụng cho các máy tính khác trên mạng. Bạn có thể có một máy chủ trong khu vực để điều khiển các tập tin hoặc là cơ sở dữ liệu và chia sẻ nó giữa các người sử dụng trong mạng của bạn, hoặc là có một máy chủ được cấu hình để cho phép tất cả các người sử dụng chia sẻ cùng một máy in, hơn là có sẽ có một máy in cho mỗi máy tính các nhân của bạn trong tổ chức.

Điều mà làm cho thuật ngữ máy chủ khó hiểu là do nó có thể liên quan tới cả phần cứng và phần mềm. Do đó, Máy chủ có thể được sử dụng để mô tả một gói phần mềm đặc biệt chạy trên một máy tính... Loại máy chủ và loại phần mềm mà bạn sẽ sử dụng tuỳ thuộc vào loại mạng của bạn. LANs và WANs là các ví dụ, chúng sẽ sử dụng các dịch vụ tập tin và dịch vụ in trong khi mạng internet sẽ sử dụng dịch vụ web. Trong bài viết này chúng tôi cung cấp một cách tổng quan cho một số loại dịch vụ như là các dịch vụ ứng dụng, các dịch vụ cơ sở dữ liệu, dịch vụ mail và các dịch vụ web.

1. Máy chủ ứng dụng

Nó còn được gọi là APPSERVER. Là một chương trình mà điều khiển tất cả các hoạt động ứng dụng giữa những người sử dụng và các ứng dụng tầng cuối của một tổ chức doanh nghiệp hoặc là các cơ sở dữ liệu. Các dịch vụ ứng dụng điển hình được sử dụng điển hình cho các ứng dụng liên hợp giao dịch cơ bản. Để hỗ trợ yêu cầu cao, một dịch vụ ứng dụng phải có sự dư thừa bên trong, điều khiển cho khả năng xuất hiện cao, trình diễn mức độ cao, phân bố các dịch vụ ứng dụng và hỗ trợ liên kết truy cập cơ sở dữ liệu.

2. Máy chủ in

Dịch vụ in được cài đặt trên một mạng để định tuyến các yêu cầu in từ các máy tính trạm của mạng đó. Các máy chủ điều khiển in tập tin yêu cầu và gửi tập tin đó tới máy in được yêu cầu - Một dịch vụ in cho phép nhiều nguời cùng sử dụng một máy in trên mạng.

3. Máy chủ cơ sở dữ liệu

Một dịch vụ cơ sở dữ liệu là một ứng dụng cơ bản trên mô hình kiến trúc máy chủ / máy trạm. Ứng dụng được chia làm hai phần. một phần chạy trên một máy trạm (nơi mà người sử dụng tích luỹ và hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu) và phần còn lại chạy trên máy chủ, nơi có nghĩa vụ như là kết nối dữ liệu và lưu trữ - được thực hiện.

4. Máy chủ thư điện tử

Hầu hết các dịch vụ web và mail chuyển và lưu trữ mail trên mạng tổng và đưa qua internet. Ngày nay hầu hết mọi người nghĩ rằng dịch vụ mail là thuật ngữ viết tắt của internet. Tuy nhiên các dịch vụ mail được phát triển trước tiên trên trên nền chung của mạng internet.( LANs và WANs).

5. Máy chủ Web.


Ở phần lõi của nó, một dịch vụ web phục vụ nội dung tĩnh cho một trình duyệt bằng cách tải một tập tin từ đĩa và chuyển nó lên mạng, tới một người sử dụng trình duyệt web. Sự trao đổi hoàn toàn này được thực hiện gián tiếp thuông qua một trình duyệt và một máy chủ kết nối tới một thiết bị khác sử dụng HTTP. Bất kỳ máy tính nào cũng có thể vào trong một dịch vụ web bằng cách cài đặt phần mềm dịch vụ và kết nối internet. Trên mạng có rất nhiều các phần mềm ứng dụng dịch vụ web, bao gồm các phầm mềm cung cấp tên miền từ NCSA và Apache, và các phần mềm thương mại của Microsoft, Netscape và của nhiều hãng khác.

6. Máy chủ FTP

Một dịch vụ FTP là một phần mềm ứng dụng chạy giao thức truyền dẫn file, giao thức này trao đổi các tập tin qua mạng internet. FTP làm việc tương tự như cách mà HTTP làm, truyền các trang web từ một máy chủ tới một người sử dụng trình duyệt, và SMTP dùng cho việc gửi các thư điện tử qua mạng internet. Cũng giống như các công nghệ này, FTP sửu dụng giao thức TCP/IP của internet để có thể truyền dữ liệu. FTP được sử dụng rộng rãi để tải về một tập tin từ một máy chủ sử dụng internet hoặc ngược lại (chẳng hạn tải một trang web lên máy chủ).

7. Máy chủ Proxy

Đó là một máy chủ đứng giữa một ứng dụng, như là một trình duyệt web, và một máy chủ thực sự. Nó ngăn chặn tất cả các yêu cầu tới máy chủ thật nếu nó có khả năng trả lời đầy đủ các yêu cầu, nếu không nó sẽ chuyển các yêu cầu tới máy chủ thật. Các máy chủ uỷ nhiệm có hai mục đích chính: Có thể tăng linh động cho các hoạt động của các nhóm người sử dụng, là vì nó lưu trữ kết quả của tất cả các yêu cầu cho một lượng thời gian nào đó. Các máy chủ uỷ nhiệm cũng yêu cầu lọc để khoá hoặc là không cho phép một kết nối đặc biệt nào đó yêu cầu ra hoặc vào máy chủ.

Các loại máy chủ khác nhau cho các công việc khác nhau.

Tuỳ theo loại của hệ thống mà bạn sẽ chon cho một máy chủ tuỳ thuộc chính vào ứng dụng của nó trong tổ chức của bạn, và dữ liệu đó sẽ được đáp ứng cho việc lưu trữ và hồi phục như thế nào. Số lượng của người sử dụng yêu cầu mà bạn dự toán sẽ được gửi tới máy chủ, và bao nhiêu máy trạm sẽ được truy cập vào máy chủ, đó là tất cả những gì mà bạn cần quan tâm trước khi lựa chọn một kiến trúc và phần mềm máy chủ.

Máy chủ không chỉ là một thiết bị có khả năng thực hiện một chức năng cụ thể nào đó. Từ một dịch vụ tập tin hay dịch vụ in, bạn cần nhìn xem một máy chủ, phổ biến như DELL PC, với 512MB bộ nhớ động để chạy Window hoặc là Linux và cấu hình hang đợi cho in ấn trên mạng. Một ví dụ cho một máy chủ hạng vừa, sử dụng cường độ cao hơn cho chức năng lưu trữ và hồi phục dữ liệu của cơ sở dữ liệu đó là máy chủ hạng trung HP’s 900 với 32 khe cắm PCS và 256 MB RAM để điều khiển quá tải.

Vì sao bạn nên đặt máy chủ tại Data Center ?

Đặt server tại công ty

• Máy chủ của bạn chạy 24/24, 1 tháng là 30/31 ngày.
• Máy chủ sẽ ngốn khoảng 350-450w điện /1 giờ (có thể hơn - mình lấy khoảng 400w nha).

400w x 24 x 31 = 297,6 Kw khoảng sẽ khoảng 1.032.000 VND/ 1 tháng
• Giá thuê cáp quang hiện nay là khá cao với gói cước F4
55Mbps/ 55Mbps
1.024Kbps/ 1.024Kbps
IP động
Giá : 5.500.000 VND / tháng
(Ghi chú: Các gói cước trên sử dụng IP động và chưa bao gồm thuế GTGT).

• Giá điện, giải pháp nguồn điện phụ,UPS, hệ thống làm mát điều hòa nhiệt độ hàng tháng trên dưới 4tr -5tr.
• Ngoài ra còn khả năng bảo mật, khi không có ai tại công ty trực, hay những sự cố ngoài ý muốn.
• Vấn đề về tính chất khi sử dụng thuê gói cáp quang này với gói dịch vụ đặt tại datacenter sẽ khác nhau.
• Tại datacenter sẽ ưu tiên hơn và chắc chắn tốc độ sẽ hơn hẳn gói khác khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra
• Chưa tính độ ổn định của đường cáp quang
Tổng : khoảng 6.500.000 VND/ 1 tháng

Bảo mật web server - Những kinh nghiệm không thể bỏ qua



Không phải một thiết kế web bảo mật là có thể bảo vệ website hay web server khỏi hacker. Người quản trị website cũng cần nẵm những thủ thuật, kinh nghiệm để có thể tối ưu hóa bảo mật cho server và website của mình. Tổng hợp kinh nghiệm bảo mật web server đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện bảo mật máy chủ web.

A. Bảo mật mật khẩu

1. Sử dụng mật khẩu có ít nhất 8 ký tự
2. Sử dụng mật khẩu có độ phức tạp bao gồm số, chữ, ký hiệu …
3. Sử dụng nhiều mật khẩu cho các tài khoản khác nhau.
4. Kiểm tra độ mạnh mật khẩu bằng các công cụ hỗ trợ.
5. Không sử dụng các mật khẩu thông dụng. VD : 123456, toikhongbiet …
6. Không sử dụng mật khẩu lặp nhiều lần VD : 1111111111, 1212121212…
7. Không sử dụng mật khẩu có chứa thông tin như ngày sinh của bạn, số điện thoại …
8. Không lưu trữ mật khẩu trên máy tính xách tay, điện thoại hoặc máy tính bảng.
9. Sử dụng hệ thống bảo vệ mật khẩu bởi một nhà cung cấp uy tín (Ví dụ :LastPass).
10. Thiết lập “Xác minh 2 bước” khi nhà cung cấp có dịch vụ.
11. Sử dụng chức năng kiểm tra mức độ mật khẩu

B. An toàn các giao thức truyền tải thông tin


12. Sử dụng giao thức bảo mật FTP File Transfer Protocol
13. Sử dụng SSH thay vì Telnet
14. Sử dụng giao thức bảo mật cho Email (POP3S/IMAPS/SMTPS).
15. Bật tính năng bảo mật SSL (HTTPS).
16. Sử dụng VPN khi có sẵn.
17. Sử dụng tường lửa trên tất cả thiết bị endpoints, bao gồm Server và Client.
18. Sử dụng residential/office firewall/IPS trên hệ thống.
19. Mã hóa dữ liệu trên Email.
20. Không sử dụng máy tính công cộng để truy cập dữ liệu nhạy cảm.

C. Bảo mật ứng dụng Web


21. Đăng ký thông báo những bản cập nhật website.
22. Cập nhật các phiên bản website mới nhất.
23. Sử dụng các công cụ quét bảo mật như Nessus.
24. Sử dụng tường lửa trình duyệt Web.
25. Kiểm tra tập tin tải lên đảm bảo mã nguồn không được upload lên.
26. Mã tùy chỉnh về bảo mật.
27. Sử dụng frameworks với hệ thống bảo mật tốt.
28. Bảo mật đường dẫn nhạy cảm ‘directory/file’.
29. Hạn chế đăng nhập IP với mục dành cho “Quản trị viên”.
30. Làm sạch khung nhập.
31. Ẩn các thư mục nhạy cảm hoặc hạn chế truy cập.
32. Sử dụng các lệnh Shell trong mã.
33. Không tin vào những đường dẫn HTTP bởi những người giới thiệu, rất có thể nó được giả mạo.
34. Sử dụng POT thay cho GET để gửi những dữ liệu nhạy cảm trên đường dẫn.
35. Xác nhận dữ liệu từ máy chủ.
36. Không dựa vào các tập tin tương đối và tên đường dẫn.
37. Xác định quyền truy cập từng file.
38. Giới hạn đăng tải tệp tin, cho những tệp tin được phép (.zip, .jpg, .png…)
39. Tạo các lỗi an toàn, không tiết lộ thông tin nhạy cảm.
40. Cẩn thận xử lý với các tệp tin Cookie, nó có thể được chỉnh sửa.
41. Mã hóa các tệp tin cấu hình (config.php).
42. Bảo vệ các cuộc tấn công DDOS.
43. Vô hiệu hóa url fopen nếu có thể.
44. Kích hoạt chế độ Safe mode trong hệ thống Apache nếu có thể.
45. Vô hiệu hóa các hàm Apache nguy hiểm.
46. Cẩn thận với các tệp tin nhạy cảm “.bak, .txt, ,sql” trong thư mục web.
47. Cẩn thận sử dụng các phiên bản mặc định trên root.
48. Thiết lập mặc định trả lời và theo dõi email trả lại.
49. Luôn cập nhật phiên bản mới nhất.
50. Luôn kiểm tra các lỗi và log trên hệ thống.

D. Bảo mật máy chủ


51. Cập nhật các phiên bản hệ điều hành thường xuyên.
52. Cập nhật Control thường xuyên.
53. Giảm thông báo thông tin (VD: Đổi ServerTokens trong Apache).
54. Không cài đặt phần mềm không được sử dụng.
55. Không sao lưu hoặc phần mềm các phiên bản cũ.
56. Hạn chế quyền truy cập vào các tài khoản nhạy cảm.
57. Chắc chắn rằng hệ thống Logs hoạt động.
58. Chắc chắn rằng máy chủ đã cài đặt tường lửa.
60. Xóa các thông tin mặc định trên Database.
61. Vô hiệu hóa quyền truy cập root trong SSH.
62. Sử dụng quyền đăng nhập có SSH key.
63. Vô hiệu hóa các dịch vụ không sử dụng.
64. Luôn có hệ thống tự sao lưu hệ thống.
65. Kiểm tra hệ thống sao lưu.
66. Không phát triển hệ thống chưa được công bố.
67. Luôn cập nhật hệ thống dịch vụ thông báo bảo mật.
68. Theo dõi lưu lượng web kiểm tra những hoạt động bất thường.
69. Thường xuyên quét, kiểm tra bảo mật.
70. Thiết lập các dịch vụ mặc định trong Apache, SSH và dịch vụ khác.
71. Sử dụng tài khoản root khi cần thiết.
72. Sử dụng “sudo” để cấp quyền tài khoản.
73. Kích hoạt “SELinux”.
74. Sử dụng mạng riêng thông với mạng chính.
75. Sử dụng mã khóa thích hợp.
76. Thực hiện kiểm tra mật khẩu.
77. Thực hiện các mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu hàng tháng.

Kinh nghiệm để chọn được một Web Hosting ưng ý

Một số kinh nghiệm để chọn một web hosting tốt nhất? Có một vài người vì muốn tiết kiệm tiền hoặc chưa dám mạnh dạn đầu tư nên hay tìm những free web hosting. Và thường thì các bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng free web hosting bao giờ cũng nhiều lỗi, hay die, banner quảng cáo, cấm cái này hạn chế cái kia...và có thể die bất cứ lúc nào.

Và thử tưởng tượng bạn đầu tư cả núi thời gian vào đó tự nhiên một ngày lên mạng thấy website không còn truy cập được và bạn lại bắt đầu lại từ con số 0. Chính vì vậy hãy mạnh dạn đầu tư một khoản chi phí nhỏ để có thể an tâm phát triển website và có doanh thu từ chính website đó mang lại.

Web hosting là gì?


Về cơ bản web hosting là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ website mà bạn tạo ra trên server và nó có khả năng truyền dữ liệu trên Internet. Cho nên khi có ai đó gõ vào tên miền của bạn và website của bạn sẽ xuất hiện. Server hiểu nôm na cũng là một dạng máy tính chịu trách nhiệm "phục vụ" cho website của bạn trên internet.


Làm thế nào để chọn một web hosting thật tốt?

Một khi bạn đi đến quyết định mua host cho mình thì bạn phải cân nhắc rất nhiều điều kiện và có khi bạn cũng phân vân làm thế nào để biết một web hosting được cho là tốt? vì trên mạng có quá nhiều nhà cung cấp hosting với những lời quảng cáo ngọt như đường. Tuy nhiên trước khi quyết định mua host của một công ty nào đó bạn nên kiểm tra ngay xem nó có thực sự tốt hay không. Thật may mắn cho chúng ta là việc kiểm tra lại khá đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.

Theo tôi điều kiện tiên quyết để chọn một web hosting là dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Bởi vì chúng ta khi mua host đã gửi gắm tất cả niềm tin và tài sản của mình cho họ, nhưng chúng ta lại không thể trực tiếp xử lý nếu có việc gì xảy ra mà phải nhờ đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Tất nhiên một khi bạn có bất trắc bạn muốn vấn đề của bạn phải được giải quyết ngay chứ không phải ngồi đợi một vài ngày. Bởi vì một ngày đợi chờ là một ngày bạn mất đi một số lượng khách đến thăm trang web của mình, đó là điều chẳng Webmaster nào muốn cả.


Nếu tôi chọn host cho mình tôi sẽ không chọn những công ty nào mà không có dịch vụ hỗ trợ trực tuyến hoặc bằng điện thoại trong trường hợp khẩn cấp. Trong thực tế bạn thấy hầu như công ty hosting nào cũng có số điện thoại liên lạc, nhưng hình như số đó chỉ để làm cảnh thôi. Họ thực sự không trả lời bạn như họ đã quảng cáo là 24/7/365, đa số là từ thứ 2 đến thứ 7. Khi lần đầu tiên tôi mua host là tôi mua ở một công ty ở Hà Nội, ngày đó cứ được 2 ngày là site lại down (down tức là không vào được) một lần mà bandwidth (bandwidth là băng thông) thì còn dư quá trời. Gọi Yahoo cũng chẳng thấy ai, gọi điện thì cũng chỉ vào giờ hành chính thì may ra mới gặp. Mà trả lời thì cô hồn hết biết! "tại website của anh có diễn đàn nên server không chịu nổi nên die thôi. Từ trước đến nay công ty chúng tôi chỉ host cho những website công ty không có diễn đàn". Hay những câu trả lời tương tự vậy? Và bạn coi như mình mất một khoản học phí đầu tiên khi bước chân vào làng web hosting.

Vậy bạn sẽ làm thế nào để kiểm tra được dịch vụ của họ có tín nhiệm hay không? bằng cách đơn giản là thử kiểm tra họ như khi bạn đi mua quần áo bạn cũng được quyền mặc thử vậy. Nếu họ có số điện thoại mà trong hầu hết trường hợp họ phải có bạn thử gọi họ vào buổi tối muộn muộn một chút hoặc gọi vào cuối tuần để xem họ có ở đó không? Bạn cũng có thể gửi email đến cho họ và hỏi họ những câu hỏi cơ bản như "email của host có auto response không?" hoặc "em có thể tách domain ra khỏi host được không?" và xem xem mất bao lâu thì họ trả lời bạn. Nếu trong trường hợp không khẩn cấp lắm thì khoảng 1 ngày là có thể chấp nhận được.Nếu bạn gửi mail vào thứ 7 và đến thứ 2 mà vẫn chưa nhận được thì chắc chắn dịch vụ đó không tốt rồi.Và nếu họ còn không có cả số điện thoại để liên lạc thì tốt nhất bạn nên chọn dịch vụ hosting khác.

Những việc nên và không nên khi chọn web hosting

Một khi những bước thử đã xong và bạn muốn mua dịch vụ của họ, thì vấn đề sẽ là bạn sẽ chọn dịch vụ nào và tất nhiên dịch vụ càng cao thì càng mắc tiền. Nhưng theo tôi space (space là dung lượng hosting để chứa trang web) không phải là vấn đề quyết định mà là những định dạng họ hỗ trợ và bandwidth hoặc còn gọi là traffic. Nếu bạn có ý định cài forum (forum tức là diễn đàn) hoặc dùng portal CMS thì bạn nên chọn những web hosting có hỗ trợ PHP, ASP hoặc CGI.Nhưng hiện nay hầu hết những dịch vụ hosting đều hỗ trợ những dạng này.

Số lượng bandwidth thường được tính bằng đơn vị Gb. Nhỏ nhất là 1 Gb (1GB = 1000Mb)  và lớn nhất là không giới hạn. Bạn sẽ phải tự dự đoán xem một tháng mình dùng hết bao nhiêu bandwidth, thường thì phụ thuộc vào số lường người truy cập và những hình ảnh trên trang của bạn. Nếu trang của bạn hy vọng có số lượng lớn người truy cập, hoặc cho download nhạc thì bạn phải chọn những host có lượng bandwidth lớn và ngược lại.

Sau khi bạn quyết định được bandwidth rồi thì mới tính đến dung lượng của host đó. Thường thì 1 hoặc 5 Gb là đủ dùng cho 1 tháng, bạn cũng cần chú ý xem SQL của host đó là bao nhiêu? bao nhiêu địa chỉ email...
Chúc các bạn thành công !

Kinh nghiệm lựa chọn Tên miền (Domain) phù hợp, hiệu quả.

Có được một tên miền - domian tốt sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công trên Internet. Tuy nhiên, lựa chọn được một tên miền tốt quả thực không dễ dàng.


1. CÀNG NGẮN CÀNG TỐT

Tên miền càng ngắn càng tốt, ví dụ: tintuc.vn | sms.vn | wap.vn, tên miền ngắn sẽ dễ nhớ, dễ gõ và khách hàng dễ tìm thấy Website của bạn trên mạng Internet.

2. LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM, THƯƠNG HIỆU, TÊN CÔNG TY CỦA BẠN

Điều này giúp nhiều khách hàng biết đến sự hiện diện của bạn trên mạng Internet. Tuy nhiên bạn thường khó chọn được đúng tên miền mình muốn do đã bị chủ thể khác đăng ký.

3. DỄ NHỚ VÀ KHÔNG THỂ VIẾT SAI

Tên miền ngắn nhưng phải dễ nhớ, dễ đọc và không thể viết sai. Tốt là tên miền có từ gợi nhớ hoặc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn, ví dụ: tintuc.vn | sms.vn | wap.vn. Các tên  gần gũi với đời sống, tên đặc biệt, ngộ nghĩnh, ấn tượng rất đáng để quan tâm.

4. CHỌN DOMOAIN VIỆT NAM HAY QUỐC TẾ

Nếu bạn là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, domain Việt Nam .vn | .com.vn | .net.vn... chắc chắn là sự lựa chọn tốt nhất. Trường hợp sản phẩm dịch vụ của Quý khách cung cấp cho thị trường toàn cầu nên đăng ký thêm các tên miền quốc tế .com | .net | .org....

5. ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN THEO KIỂU "BAO VÂY"

Ðăng ký nhiều tên miền theo kiểu "bao vây" tên miền chính để đối thủ không thể đăng ký tên miền tương tự gây nhầm lẫn với domain của bạn, có tác dụng tiêm phòng. Đây là cách hiệu quả nhất để bảo vệ thương hiệu của bạn. hãy kiểm tra tên miền thật kỹ khi đăng ký

6. QUY TẮC ĐẶT TÊN

 Không được nhiều hơn 63 ký tự (không bao gồm .vn | .com.vn | .net.vn | .com | .net | .org...)
Tên gồm các ký tự từ a đến z, các chữ số từ 0 đến 9 và dấu -, không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu -
Không bắt đầu tên miền bằng dãy ký tự xn--
Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.